Thuyết minh biện pháp thi công nổ mìn tỏng công tác thi công đường giao thông miền núi

Thuyết minh biện pháp thi công nổ mìn tỏng công tác thi công đường giao thông miền núi

Cùng hồ sơ xây dựng tham khảo Thuyết minh biện pháp thi công nổ mình trong công tác thi công đường giao thông miền núi
Thi công đào nền đường đá bằng phương pháp nổ phá

– Để đảm bảo giao thông và đảm bảo an toàn con người, máy móc thiết bị cũng như tài sản ruộng vườn của nhân dân khu vực thi công nhà thầu sử dụng phương pháp nổ om để phá vỡ kết cấu đá, sau đó dùng máy xúc, máy ủi đào xúc đá vận chuyển đến nơi đổ.

Trình tự thi công nổ mìn phá đá được thực hiện theo các bước sau :

– Dọn cây cối và lớp đất phủ trên nền đá cứng theo quy mô thiết kế.

– Dùng khoan con khoan nổ xử lý tạo mặt bằng và đường công vụ cho máy ủi,        máy xúc lên làm việc ở tầng đầu tiên để san bãi khoan.

– Tiếp tục khoan nổ nhỏ thực hiện việc mở rộng mặt bằng thi công.

– Dùng khoan lớn kết hợp với khoan con để khoan nổ hạ thấp mặt đường đến cao độ thiết kế.

– Sau khi nổ phá đá cách cao độ nền đường khoảng 15- 20cm dùng máy ủi sửa sang đảm bảo cao độ, kích thước hình học thiết kế.

– Sử dụng phương pháp nổ mìn điện, dây cháy chậm kíp thủ công cho các khối nhỏ. Sử dụng phương pháp nổ điện vi sai cho các bãi lớn lỗ khoan to.

* Phương tiện khoan tạo lỗ

Do điều kiện địa hình núi đá dốc nên việc khoan nổ được tiến hành theo nhiều lớp khác nhau. Ta cần chọn thiết bị cho công tác khoan phù hợp với các phương pháp nổ mìn như sau :

– Phần chuẩn bị mặt bằng và xử lý : Dùng búa khoan YT 18 của Trung Quốc đồng bộ (5 bộ) với đường kính khoan F36-40mm, chiều sâu khoan tối đa 4m.

– Phần khoan nổ lớn dùng máy khoan ROC 442 tự hành đồng bộ (1-2 bộ) với đường kính khoan F76-89mm,chiều sâu khoan từ 3-18m, góc nghiêng khoan tới 75o

* Phương pháp khoan.

– Bãi sử lý mặt bằng khoan thẳng đứng theo các khối đá cần sử lý với chiều sâu và khoảng cách tuỳ theo thực tế.

– Bãi khoan lớn dùng phương pháp khoan nghiêng, góc nghiêng phù hợp với góc nghiêng của ta luy cố định ở đường ( 40-60o ) để khi nổ mìn vùng ta luy đường được bảo vệ tránh sụt nở lâu dài.

– Lỗ mìn không nên khoan trùng với khe nứt của đá, cách khe nứt ít nhất 30 cm.

– Bố trí nơi thi công khoan, bắn mìn cần đảm bảo được an toàn cho máy hơi ép và đường ống dẫn hơi không bị đất đá nổ ra phá hỏng, có thể lợi dụng địa hình làm hầm của máy kiên cố chống được đá nổ ra văng tới ( hầm có thể nửa chìm, nửa nổi, lợi dụng đá xếp tường dày xung quanh, trên nóc lát gỗ lót nhiều bó nứa hoặc rơm, rạ đồng thời đảm bảo thoát nước tốt ). Đường ống, đoạn cố định có thể xếp đá lên. Khi khoan xiên hay khoan ngang thì bố trí bộ phận giá đỡ.

Phương pháp gây nổ

– Sau khi thuốc đã được tra vào lỗ, lượng thuốc nhỏ nhất không quá 20%, lượng thuốc lớn nhất không quá 80% thể tích lỗ khoan và lỗ mìn phải được lấp kín theo phương pháp hiện hành.

– Kíp điện được đặt về hướng đối diện với mục tiêu nổ, chỉ cần nạp ngập kíp nổ vào trong khối thuốc nổ. Thường đáy kíp không vượt quá 1/3 chiều cao gói thuốc. Chuẩn bị cho việc gây nổ cần đặc biệt chú ý các biện pháp giữ cho kíp khỏi bị tụt, bị lỏng hay các dây dẫn nói chung khỏi bị đứt.

– Trước khi nổ phải có mìn báo hiệu, sau đó mới được nổ phá. Kiểm tra mìn câm trước khi tiến hành hót đất đá, dùng các biện pháp kích nổ để xử lý mìn câm.

* Tính lượng thuốc nổ cho mỗi lỗ theo công thức :

                        Q = e.q.W3.f(n)

Trong đó :   W      : Đường kháng bé nhất tính bằng .m

q        : Lượng thuốc nổ đơn vị ( kg/m3).

e        : Hệ số điều chỉnh lượng thuốc nổ đơn vị.

f(n)      =  0,03 ( theo kinh nghiệm ).

* Tính toán khoảng cách an toàn

Theo quy phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ (TCVN 4586-88) tính toán các khoảng cách an toàn theo các công thức sau:

Bán kính an toàn chấn động đối với nhà cửa, công trình:

Rc = Kc.a.Qc1/3

Trong đó :  Kc     : Hệ số, với địa chất là đá nền Kc= 3

a       : Hệ số điều kiện nổ, chọn a= 1.2.

Qc     : Tổng lượng thuốc nổ cho một lần.

Khoảng cách an toàn về sóng xung kích lan truyền trong không khí

– An toàn đối với công trình lân cận

Rxk = K.Qxk1/2

Trong đó :  K       : Hệ số, K= 10- 50

Qxk   : Lượng thuốc nổ một lần tính theo điều kiện an toàn

sóng xung kích đối với công trình.

– An toàn đối với người

Rmin = 15.Q1/3

Trong đó :           Q       : Lượng thuốc nổ cho một lần




Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉