Thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Dũng

23Th7 - by PHẠM BÁ QUANG - 0 - In SÁCH, PHẦM MỀM XÂY DỰNG Tài Liệu TIN TỨC

Hồ sơ thiết kế của cả dự án đầu tư xây dựng có thể chia ra thành các bộ, tương ứng với các giai đoạn thiết kế. Tùy vào cấp của công trình và yêu cầu của chủ đầu tư mà dự án có thể được thiết kế qua 3, 2 hay 1 giai đoạn, chưa bao gồm giai đoạn thiết kế phương án sơ bộ hay thiết kế ý tưởng (concept design).


Mật khẩu : Cuối bài viết

BQLDA Xây dựng Sở Y tế Bắc Giang THIẾT KẾ CƠ SỞ D.A.Đ.T XÂY DỰNG
NÂNG CẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN YÊN DŨNG

5
CÔNG TY TƯ VẤN ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

CHƯƠNG I: NHỮNG CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
ĐỂ LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ CƠ SỞ

1.1. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ:
– Căn cứ Luật Xây dựng số 16/ 2003/ QH11 do Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam tại kỳ họp thứ 4 Khoá XI ngày 26 tháng 11 năm 2003.
– Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
– Căn cứ Nghị định số 16/ 2005/ NĐ – CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
– Quyết định số 90/QĐ-UB ngày 06 tháng 12 năm 2005 V/v thành lập Bệnh viện huyện Yên Dũng.
– Quyết định số: 780/QĐ-UB ngày 31/05/2006 của UBND tỉnh Bắc Giang v/v: Chủ trương đầu tư xây dựng nâng cấp Bệnh viện đa khoa Yên Dũng.
– Hợp đồng kinh tế số 456-06/CTTV v/v Tư vấn lập dự án, khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công lập tổng dự toán nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện Yên Dũng ký ngày 28 tháng 7 năm 2006 giữa Ban quản lý dự án xây dựng sở Y tế Bắc Giang với Công ty tư vấn Đại học Xây dựng.

1.2. CƠ SỞ TÍNH TOÁN:
– Bản đồ đo đạc khu thiết kế tỷ lệ 1/200 do Công ty tư vấn Đại học xây dựng đo vẽ tháng 9 năm 2006.
– Báo cáo khảo sát địa chất công trình do Công ty tư vấn Đại học xây dựng lập tháng 9 năm 2006.

– Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4470-95 – Bệnh viện Đa khoa – Yêu cầu thiết kế.
– Tiêu chuẩn 52 TCN- CTYT 0041: 2005: Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện quận, huyện – Tiêu chuẩn ngành.
– Tiêu chuẩn phòng cháy, chống cháy, tiêu chuẩn cấp nước, cấp điện, phòng chống mối mọt và các tiêu chuẩn, quy phạm khác.

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC THIẾT KẾ

2.1. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG:
Bệnh viện đa khoa Yên Dũng nằm tại thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, cách thị xã Bắc Giang 15 km, có diện tích khu đất là 11.998 m2, ranh giới xác định:
+ Phía Bắc giáp khu dân cư.
+ Phía Nam giáp đường nhựa 4,5m và khu y tế dự phòng.
+ Phía Đông giáp đường nhựa 5,5m và khu dân cư.
+ Phía Tây giáp ruộng lúa, một phần giáp khu dân cư.
Khu đất nằm ở trung tâm thị trấn, mặt bằng rộng, bằng phẳng, cao ráo, giao thông đi lại thuận tiện.

2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
2.2.1. Khí hậu.
Bệnh viện đa khoa Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu trung du Bắc bộ.
– Gió: Từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau: gió thịnh hành là Đông – Bắc. Từ tháng 4-9 thịnh hành gió Đông – Nam.
Vận tốc trung bình 2.4m/s; cực đại 26m/s.
– Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 23.30C
Nhiệt độ cao nhất 42.50C
Nhiệt độ thấp nhất 3.30C
– Mưa: (Theo trạm Khí tượng Bắc giang)
Lượng mưa trung bình năm 1539 mm
Lượng mưa tháng lớn nhất 296 mm (Tháng 8)
2.2.2. Địa hình.
Địa hình khu đất Bệnh viện đa khoa Yên Dũng tương đối bằng phẳng, thoải dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Rất thuận lợi cho thoát nước mặt.
Cốt cao độ cao nhất: + 5.47
Cốt cao độ thấp nhất: + 4.22
2.2.3. Địa chất công trình.
Căn cứ vào tài liệu khoan khảo sát, kết quả mẫu đất trong phòng thí nghiệm, do đơn vị khảo sát- công ty tư vấn đại học xây dựng thực hiện tháng 9/2006, có thể phân chia địa tầng khu vực khảo sát thành các lớp:
– Lớp 1a: Đất thổ nhưỡng lẫn rễ cây và mùn thực vật
– Lớp 1: Sét pha màu nâu đỏ, nâu vàng loang lổ xám trắng, trạng thái dẻo mềm.
– Lớp 1b: Sét pha nhẹ màu xám vàng, xám trắng phớt hồng, trạng thái dẻo mềm.
– Lớp 1c: Cát hạt vừa màu xám vàng, xám trắng kết cấu kém chặt.
– Lớp 1d: Cát hạt nhỏ màu xám vàng, xám sáng, lẫn sạn sỏi kích thước 1-2mm, kết cấu chặt vừa.
– Lớp 2a: Sét pha màu nâu vàng, xám trắng trạng thái dẻo cứng.
– Lớp 2b: Sét màu xám xanh, xám ghi trạng thái dẻo mềm, dẻo chảy, đôi chỗ có lẫn hữu cơ phân huỷ.
– Lớp 3a: Đất hữu cơ màu đen, xanh đen, trạng thái dẻo chảy.
– Lớp 3b: Sét màu màu xám xanh, xám đen, lẫn hữu cơ phân huỷ, trạng thái dẻo chảy.
– Lớp 4: Sét pha vừa- nặng màu xám hồng, xám ghi, trạng thái dẻo chảy.
– Lớp 5: Đá phiến sét, bột kết phong hoá hoàn toàn tạo thành đất sét cứng lẫn dăm mảnh, tảng sót.

(Chi tiết và vị trí các hố khoan xem trong tài liệu báo cáo địa chất kèm theo)
2.2.4. Địa chất thuỷ văn:
a. Nước mặt:
Tại thời điểm khảo sát, nước mặt ở đây không có.
b. Nước ngầm:
Qua quá trình khoan khảo sát thấy nước dưới đất xuất hiện ở độ sâu >1.0m và ổn định ở độ sâu 1-1.2m, với mực nước này đơn vị thi công cần có phương án bơm hút khi thi công.

2.3. HIỆN TRẠNG BỆNH VIỆN
2.3.1. Hiện trạng về mặt bằng quy hoạch tổng thể:
– Bệnh viện đa khoa huyện Yên Dũng được xây dựng trên khuôn viên khu đất 11.998 m2, có trục đường và lối vào chính quay về phía Đông, đường và lối vào phụ quay về phía Nam. Toàn bộ bệnh viện bao gồm các hạng mục công trình: Khoa khám bệnh, khoa y học dân tộc, khoa mổ+cấp cứu hồi sức, khoa ngoại sản, khoa nhi, được xây dựng 2 tầng, nối với nhau bằng hệ thống nhà cầu. Ngoài ra còn dãy nhà tập thể của CBCNV 1 tầng đã cũ nát ở sát tường rào phía Bắc, 1 lò đốt rác đã hư hỏng nằm ở trước mặt chính, sát tường rào phía Đông, 1 nhà ăn 1 tầng, 1 nhà bảo vệ thường trực cũng nằm ở vị trí mặt trước, sát tường rào phía Đông.
– Quy hoạch mặt bằng tổng thể của Bệnh viện nhìn chung chưa được hợp lý: việc bố trí nhà ăn và nhà đốt rác ngay mặt trước phía cổng ra vào chính ngay đầu hướng gió, làm ảnh hưởng đến các công trình đằng sau, làm cản tầm nhìn và gây mất mỹ quan cho bệnh viện. Ngoài ra việc bố trí phòng khám và khoa ngoại sản quá cách xa nhau, không có sự liên hệ khép kín bằng hệ thống nhà cầu gây ra nhiều bất tiện cho người sử dụng. Các khối khám và điều trị bố trí phân tán, lẻ tẻ, chưa tập trung, đan xen lẫn nhau thiếu khoa học. Chưa đáp ứng đủ về diện tích sử dụng cũng như các phòng chức năng của một bệnh viện Đa khoa tuyến Huyện.
2.3.2. Hiện trạng về công trình xây dựng:
Các công trình xây dựng hiện có của bệnh viện, nhìn chung đã xuống cấp, không đáp ứng đủ quy mô về diện tích khám, chữa bệnh của người dân, bao gồm các hạng mục công trình xây dựng chính:
* Khoa khám bệnh: nằm ngay gần cổng ra vào chính.
Được xây dựng 2 tầng, kết cấu khung cột BTCT với diện tích XD: 190m2, diện tích sàn XD: 380 m2; Hiện trạng công trình đã bị xuống cấp, diện tích sử dụng nhỏ, không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh hiện tại của bệnh viện.
* Khoa y học cổ truyền: nằm vuông góc với khoa khám bệnh và nối với nhau bằng nhà cầu.
Được xây dựng 2 tầng, khung cột BTCT với diện tích XD: 192m2; DT sàn XD= 384m2; Hiện trạng công trình vẫn còn tốt, hình thức bên ngoài công trình đã cũ, cần phải quét vôi ve lại.
* Nhà mổ + Hồi sức cấp cứu: nằm song song phía sau khoa khám bệnh và vuông góc với khoa Y học cổ truyền.
Được xây dựng 2 tầng, khung cột BTCT với diện tích XD: 295m2; DT sàn XD= 590m2; Hiện trạng công trình vẫn sử dụng bình thường, hình thức bên ngoài công trình đã cũ, tường bị rêu mốc, cần phải quét vôi ve lại.
* Khoa ngoại sản: nằm cạnh về phía Bắc và nối với phòng mổ + hồi sức cấp cứu bằng nhà cầu.
Được xây dựng 2 tầng, khung cột BTCT với diện tích XD: 490m2; DT sàn XD= 980m2; Hiện trạng công trình còn rất tốt do công trình mới được xây dựng khoảng vài năm trở lại đây; hình thức bên ngoài công trình vẫn còn mới.
* Khoa nhi: nằm vuông góc và nối với phòng mổ + hồi sức cấp cứu bằng nhà cầu.
Được xây dựng 2 tầng, khung cột BTCT với diện tích XD: 196m2; DT sàn XD= 392m2; Hiện trạng công trình đã bị xuống cấp, một số tường và sàn nhà bị nứt, rất ẩm thấp.
* Nhà ăn: Nằm sát tường rào phía cổng chính của bệnh viện, xây 1 tầng, DTXD: 171 m2, mới xây dựng được 1 năm, khung BTCT, chất lượng công trình còn rất tốt.
Ngoài ra còn 1 số nhà phụ trợ khác nữa như:
– Nhà ở tập thể của CBCNV nằm ngay trong khuôn viên bệnh viện, sát tường rào về phía Bắc. Nhà xây1 tầng đã cũ nát và đổ vỡ, hiện không còn sử dụng được nữa.
– Nhà bảo vệ (19m2) đang xây dựng mới.
– Lò đốt rác ở phía trước và nhad tắm giặt đặt phía sau của bệnh viện xây dựng 1 tầng, hiện đã cũ nát, không còn sử dụng được nữa.

BẢNG TỔNG HỢP DIỆN TÍCH VÀ HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH
TT Tên công trình Cấp
CT Tầng cao D.T sàn (m2) Hiện trạng
công trình
1 Mổ, cấp cứu hồi sức IV 2t 617 Sử dụng tốt
2 Khoa ngoại sản IV 2t 978 Rất tốt
3 Khoa nhi IV 2t 406 Xuống cấp, bị hư hỏng
4 Khoa y học dân tộc IV 2t 384 Sử dụng tốt
5 Khoa khám bệnh IV 2t 380 Xuống cấp, bị hư hỏng
6 Nhà để xe (đang xây) IV 1t 120 Đang xây
7 Nhà bảo vệ (đang xây) IV 1t 19 Đang xây
8 Nhà ăn IV 1t 171 Mới xây, còn tốt
9 Nhà đốt rác cũ IV 1t 30 Đã hỏng, không sử dụng
10 Nhà TT CBC`NV IV 1t 283 Cũ nát, không sử dụng
11 Nhà tắm giặt IV 1t 38 Cũ nát, không sử dụng
12 Trạm biến áp 6/0,4kV-75 kW Đang sử dụng tốt
13 Giếng khoan, máy bơm Đang sử dụng tốt
14 Tổng cộng: 3.426

2.3.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
a) Giao thông:
Địa điểm xây dựng thuận lợi về giao thông, có 2 mặt tiếp giáp với đường nhựa nên rất thuận tiện cho việc tổ chức lối ra, vào cho Bệnh viện.
b) Cấp điện:
Nguồn điện của bệnh viện đa khoa Yên Dũng lấy từ trạm biến áp 6/0,4kV-75 kW hiện có nằm trong ranh giới khu bệnh viện.
c) Cấp nước:
Nguồn nước hiện trạng của bệnh viện đa khoa Yên Dũng hiện nay là nước giếng khoan đặt tại góc phía Tây Nam của khu. Hiện trạng nguồn nước này rất tốt, có khả năng cung cấp đủ nhu cầu dùng nước cho bệnh viện phát triển sau này. Ngoài ra còn có tuyến hệ thống nước sạch của huyện chạy sát ràng rào phía Bắc Khu bệnh viện.
d) Thoát nước mưa, nước thải:
Hiện trạng Hệ thống thoát nước mưa, nước thải của bện viện được thiết kế theo độ dốc của địa hình, chia làm 2 lưu vực thoát: 1 ra phía Tây chảy ra hệ thống mương đất rồi chảy vào hệ thống mương lớn cách hàng rào bệnh viện 12 m, 1 thu về mương xây để hở chạy sát trong tường rào bệnh viện về phía Nam rồi chảy về mương thoát của khu vực nằm ở góc Tây Nam của bệnh viện. Toàn bộ hệ thống cống, rãnh thoát nước bên ngoài của bệnh viện hiện đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Lưu vực thoát phía Tây hiện bị phá vỡ, chảy chàn ra xung quanh. Sau này cần có phương án cải tạo, xây mới lại hệ thống thoát nước chung của bệnh viện.
CHƯƠNG III: NHIỆM VỤ THIẾT KẾ,
CHỈ TIÊU KỸ THUẬT

3.1. Yêu cầu quy hoạch tổng mặt bằng:
Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện Yên Dũng trên khu đất có diện tích 11.998 m2, bao gồm tận dụng giữ lại một số hạng mục công trình đã có còn tốt, đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình còn thiếu, đảm bảo:
– Tuân thủ theo quy hoạch về chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
– Đảm bảo phân khu chức năng hợp lý giữa các khoa, phòng ban trong bện viện, tổ chức lối đi lại thuận tiện trong quá trình sử dụng.
– Bố trí các khoa, phòng ban hợp lý, đảm bảo khoảng cách ly an toàn giữa các khoa trong bệnh viện và với các công trình xung quanh; các khoa độc hại, gây ô nhiễm đặt cuối hướng gió.
– Tuân thủ các chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình theo quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

3.2. Yêu cầu nhiệm vụ thiết kế:

Giải pháp thiết kế xây dựng các hạng mục công trình bệnh viện đa khoa Yên Dũng, Bắc Giang được nghiên cứu trên nguyên tắc và mục tiêu cơ bản sau đây:
– Căn cứ về địa hình, địa chất khí tượng thuỷ văn và hiện trạng các công trình được giữ lại.
– Điều kiện sử dụng công trình, loại công trình, cấp công trình:
+ Các hạng mục công trình thuộc loại công trình cấp III, IV.
+ Đảm bảo về diện tích sử dụng và các tiêu chuẩn kỹ thuật về khám, chữa bệnh của bệnh viện tuyến huyện.
+ An toàn và thuận tiện trong quá trình hoạt động.
+ Tận dụng tối đa các loại vật liệu có sẵn tại địa phương và trong nước.
+ Phù hợp với trình độ thi công của các đơn vị thi công trong nước và trong khu vực.
+ Giảm giá thành xây dựng.
+ Phân đợt đầu tư xây dựng hợp lý, xây dựng theo nguyên tắc cuốn chiếu, đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình.

Nhiệm vụ cụ thể được xác định như sau:

3.2.1. Xây dựng Công trình:
a) Công trình cần phải phá dỡ:
+ Phá bỏ nhà căng tin, dịch vụ và nhà để xe sát hàng rào phía Đông ( do làm cản tầm nhìn và gây mất mỹ quan cho bệnh viện).
+ Phá bỏ khoa khám ( do đã xuống cấp và không đáp ứng đủ quy mô về diện tích sử dụng).
+ Phá bỏ khoa nhi ( do đã xuống cấp và bố trí không hợp lý về vị trí cũng như dây chuyền công năng sử dụng).
+ Phá dỡ hết các hạng mục còn lại đã bị xuống cấp như: Nhà tập thể CBCNV, khu tắm giặt,…

b) Công trình giữ lại:
+ Giữ lại Nhà khoa ngoại sản: được xây dựng 2 tầng; DT XD= 490m2; DT sàn XD= 980m2; Bao gồm các phòng chức năng: phòng siêu âm, X-quang, hành chính, trực y-bác sỹ, kho và các phòng bệnh…
+ Giữ lại nhà mổ, phòng cấp cứu: xây dựng 2 tầng; DT XD= 295m2; DT sàn XD= 590m2;. Bao gồm các phòng chức năng: phòng trực , y-bác sỹ, hồi sức cấp cứu, X-quang, phòng giặt là, hành chính, kho và các phòng bệnh…
+ Giữ lại nhà khoa đông y: được xây dựng 2 tầng; DT XD= 190m2; DT sàn XD= 380m2; Bao gồm các phòng chức năng: phòng khám và bốc thuốc, hành chính, trực y-bác sỹ, kho và các phòng bệnh…
+ Giữ lại nhà thường trực, bảo vệ ở lối vào cổng chính hướng Đông.

c) Công trình xây mới:
+ Xây mới khoa khám- chữa bệnh ngoại trú và hành chính của bệnh viện ngay trước lối ra vào cổng chính, sát với khoa Đông y giữ lại với quy mô xây dựng 3 tầng: DT XD= 800m2; DT sàn XD= 2200m2.
+ Xây mới khối kỹ thuật nghiệp vụ và điều trị nội trú sát với khoa ngoại sản, vuông góc với khoa khám- chữa bệnh ngoại trú về phía Bắc với quy mô 48giường, được xây dựng 3 tầng: DT XD= 600m2; DT sàn XD= 1632m2
+ Xây mới khoa dinh dưỡng và dịch vụ ở phía Đông Bắc: được xây dựng 1 tầng: DT XD= 200m2.
+ Xây mới Khoa lây ở góc Tây Nam, năm cuối hướng gió: được xây dựng 1 tầng: DT XD= 226m2, quy mô 10 giường.
+ Xây mới nhà tang lễ và nơi tập trung rác y tế, bố trí đằng sau bệnh viện và cuối hướng gió.
+ Xây mới garage ôtô, nhà để xe CBCNV, nhà để xe cho khách.

3.2.2. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật:
+ San nền: Thiết kế san nền theo hiện trạng của bệnh viện, dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam; Cốt san nền được lựa chọn trên cơ sở cao độ hiện trạng của bệnh viện cũ được giữ nguyên và cao độ hiện trạng khu đất, không làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng được giữ lại.
+ Giao thông: Hệ thống giao thông nội bộ được thiết kế đường bê tông xin măng đến các khối khám chữa bệnh, đảm bảo việc cấp cứu bệnh nhân, đi lại thuận lợi và các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy.
+ Hệ thống điện ngoài nhà: Để đảm bảo cung cấp điện phục vụ đủ cho toàn bộ bệnh viện ( sau khi được nâng cấp), cần cải tạo và nâng cấp trạm biến áp cũ có công suất 75KVA lên 200KVA; hệ thống đường điện đi nổi phía đằng sau vẫn giữ nguyên cấp cho 3 công trình được giữ lại; Thiết kế thêm hệ thống đường điện đi chìm phía đằng trước bệnh viện để cấp cho các hạng mục công trình xây dựng mới; thiết kế hệ thống chiếu sáng đường nội bộ, đường dạo trong khuôn viên bệnh viện.
Việc đầu tư nâng cấp trạm biến áp và hệ thống điện sẽ do Điện lực Bắc Giang thực hiện.
+ Hệ thống cấp nước ngoài nhà: Xây mới trạm xử lý nước và Đài nước đặt tại vị trí góc phía Tây Bắc (nước được bơm từ vị trí máy bơm nước cũ về Trạm xử lý). Nước sau khi qua xử lý được bơm lên đài nước có thể tích 35 m3, cao 16m, tạo áp lực, cấp cho toàn bộ các khối nhà trong bệnh viện.
+ Hệ thống thoát nước mưa: Thiết kế hệ thống thoát nước mưa theo độ dốc san nền và theo các trục đường giao thông, thu về các rãnh rồi chảy ra mương xây chạy song song với hàng rào về phía Nam và thoát ra lưu vực phía Tây Nam.
+ Hệ thống thoát nước thải ngoài nhà: Nước thải bệnh viện và nước thải sinh hoạt được xử lý trước khi cho chảy ra hệ thống rãnh thoát nước đi chìm, thu về lưu vực thoát phía Tây Nam.
+ Thiết kế sân vườn, cây xanh, đường dạo: Hệ thống sân vườn được bố trí xen kẽ giữa khối, các khoa đảm bảo sự nghỉ ngơi yên tĩnh của bệnh nhân, với khoảng cách ly an toàn.

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG

4.1. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng:

+ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: 3 tập.
+ Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam: 11 tập.
+ Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế – TCVN 2737 – 95.
+ Kết cấu bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574 – 91.
+ Tiêu chuẩn thiết kế móng cột TCXD 205 – 1998.
+ Chống ăn mòn trong xây dựng – TCXD 3993 – 85.
+ Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế – TCVN 5575 – 91.
+ Hàn nối cốt thép: theo TCVN 4116 – 85 và kết cấu thép tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5575 – 1991.
+ Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu: 22 TCN 262 – 2000 và TCXD 245: 2000.
+ Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 – TCN 221 – 93.
+ Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054 – 85.
+ Chiếu sáng nhân tạo các nhà công nghiệp và công trình TCVN 3743 – 83.
+ Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình XD – TCXD 95 – 83.
+ Hệ thống chữa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt sử dụng
TCVN 5760 – 83.
+ Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế
TCVN 2622 – 95.
+ Chống sét cho các công trình xây dựng TCXD 46 – 84.
+ TCVN 3989:1985 Hệ thống tài liệu thiết kế cấp thoát nước. Mạng lưới bên ngoài.
+ TCXD 51:1984 Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.
+ TCXD 33:1985 Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.
+ TCVN 4474:1987 Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
+ TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
+ Chống mối. Tiêu chuẩn Việt Nam VN204.1998.

4.2. Giải pháp kiến trúc:

4.2.1. Các thông số kỹ thuật :
– Tổng diện tích khu đất: 20.957m2
– Diện tích xây dựng : 4.709m2
– Mật độ xây dựng: 22,47%
– Phần đất xin cấp thêm trong hàng rào: 13.015m2
4.2.2. Thiết kế tổng mặt bằng:
– Sử dụng giải pháp phân giai đoạn thi công giúp cho việc tận dụng tiết kiệm hơn cho công trình ngay cả trong quá trình thi công.
+ Giai đoạn 1: Cải tạo nhỏ kết hợp giữ lại hệ thống kho cũ để chứa vật tư và lương thực tạm thời. Đầu tư xây mới phần kho mở rộng trước.
+ Giai đoạn 2: Sau khi xây dựng xong phần mở rộng sẽ tổ chức dỡ bỏ phần kho cũ và xây dựng tiếp và hoàn thiện tổng thể.
Khi tiến hành thi công xây lắp theo phương án trên ưu điểm đạt được là vẫn đáp ứng được yêu cầu dự trữ của nghành.
– Tách rời 2 khu chức năng của tổng mặt bằng, một khu bố trí cho các công trình hành chính và khu còn lại sử dụng cho hệ thống kho chứa, nhưng vẫn có sự liên hệ lẫn nhau.
– Giải pháp san nền lấy cốt cao độ cao hơn cốt đường quốc lộ 284 là 0,5m vì trên thực tế cao độ đường hiện tại cao hơn cao độ mặt sân kho chứa lương thực cũ. Kho lương thực cũ đã và đang sử dụng qua thời gian tổng kết lại không bị ngập lụt.
– Giao thông sử dụng 2 cổng ra vào trong đó có một cổng chính dài 12m và một cổng phụ khi có sự cố kết hợp với cổng hành chính dài 8m. Sử dụng hai loại kết cấu áo đường cho hai khu vực kho chứa và khu hành chính nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư.
– Cấp điện cho khu vực kho chứa được lấy theo đường điện chính bám dọc quốc lộ 284.
– Cấp nước cho khu vực kho chứa hiện tại chưa có hệ thống nước sạch tới khu vực kho chứa nên tạm thời sử dụng nước giếng khoan. Hệ thống thoát nước được chảy ra hai hướng đấu nối vào hai đầu kênh tưới tiêu cho khu vực đất nông nghiệp.
4.2.3. Công trình nhà thường trực (nhà số 1):
– Nhà thường trực sử dụng nhiều và phần lớn cho khu vực hành chính nên vị trí được đặt tại cổng phụ của cụm kho. Nhà thường trực có kích thước là :
4m x 6m.
– Phần mái công trình đổ bê tông cốt thép tại chỗ, lợp ngói đỏ chống nóng loại 22v/m2.
– Tường xây gạch dày 220 vữa xi măng mác 75# cột bê tông chịu lực.
– Nền lát gạch ceramic kích thước 300 x 300 màu vàng sáng.
– Hệ thống cửa sử dụng cửa kính khung nhôm.
4.2.4. Công trình nhà sơ chế (nhà số 3):
– Nhà sơ chế nằm tại vị trí gần cổng chính trên tổng mặt bằng, nhà sơ chế có kích thước 12m x 30m.
– Kết cấu chịu lực chính: Khung thép tiền chế, mái lợp tôn dày 0,47mm
– Mặt sàn: Bê tông cốt thép đổ tại chỗ mác 300#, dày 240.
4.2.5. Công trình kho chứa lương thực (nhà số 4):
– Nhà kho chứa lương thực gồm có 3 kho chứa có kích thước 15m x 45m
– Phần mái công trình sử dụng hệ thống vì kèo thép đỡ mái gác panen, lợp tôn dày 0,47 màu đỏ chống nóng.
– Tường xây gạch 2 lớp, lớp ngoài dày 110, lớp 2 dày 220 lớp đệm không khí giữa 2 lớp tường dày 110, gạch xây vữa xi măng mác 75# cột bê tông chịu lực.
– Nền đổ bê tông mác 200#, dày 200
– Hệ thống cửa sử dụng cửa đặc chủng theo công nghệ bảo quản.
4.2.6. Công trình kho chứa vật tư (nhà số 5):
– Nhà kho chứa vật tư gồm có 1 kho chứa có kích thước 15m x 45m
– Phần mái công trình sử dụng hệ thống vì kèo thép, lợp tôn dày 0,47 màu đỏ.
– Tường xây gạch dày 220, gạch xây vữa xi măng mác 75# cột bê tông chịu lực.
– Nền đổ bê tông mác 300#, dày 240
– Hệ thống cửa sổ sử dụng cửa kính khung nhôm, hệ thống cửa đi dùng cửa sắt bịt tôn.

4.2.7. Công trình kho vật tư thiết bị nội bộ (nhà số 8):
– Nhà kho vật tư thiết bị nội bộ gồm có 1 kho chứa có kích thước là:
12m x 24m.
– Phần mái công trình sử dụng hệ thống khung thép vì kèo thép tiền chế, lợp tôn dày 0,47 màu đỏ.
– Tường xây gạch dày 220 phía trên bịt tôn, xây vữa xi măng mác 75#.
– Nền đổ bê tông mác 300#, dày 240.
– Hệ thống cửa sổ sử dụng cửa kính khung nhôm, hệ thống cửa đi dùng cửa sắt bịt tôn.
4.2.8. Nhà vệ sinh cho cụm kho (nhà số 10):
– Nhà vệ sinh được đặt tại vị trí gần kho vật tư thiết bị nội bộ. Nhà vệ sinh có kích thước là : 7,2m x 5,4m.
– Phần mái công trình đổ bê tông cốt thép tại chỗ, lợp ngói đỏ chống nóng loại 22v/m2.
– Tường xây gạch dày 220 vữa xi măng mác 75# cột bê tông chịu lực.
– Nền lát gạch ceramic chống trơn kích thước 300 x 300 màu vàng sáng.
– Hệ thống cửa sử dụng cửa kính khung nhôm.
4.2.9. Công trình nhà công vụ (nhà số 13):
– Nhà công vụ được đặt tại khu vực hành chính. Nhà công vụ có kích thước là : 25,2m x 7,2m.
– Phần mái công trình đổ bê tông cốt thép tại chỗ, lợp ngói đỏ chống nóng loại 22v/m2.
– Tường xây gạch dày 220 vữa xi măng mác 75# cột bê tông chịu lực.
– Nền lát gạch ceramic chống trơn kích thước 300 x 300 màu vàng sáng.
– Hệ thống cửa sử dụng cửa kính khung nhôm.
4.2.10. Công trình nhà làm việc (nhà số 15):
– Nhà làm việc được đặt tại khu vực hành chính. Nhà làm việc có kích thước là : 25,2m x 7,2m.
– Phần mái công trình đổ bê tông cốt thép tại chỗ, lợp ngói đỏ chống nóng loại 22v/m2.
– Tường xây gạch dày 220 vữa xi măng mác 75# cột bê tông chịu lực.
– Nền lát gạch ceramic chống trơn kích thước 300 x 300 màu vàng sáng.
– Hệ thống cửa sử dụng cửa kính khung nhôm.

4.2.11. Nhà để xe (nhà số 16):
– Nhà để xe được đặt tại khu vực hành chính. Nhà để xe có kích thước là : 3m x 15m.
– Phần mái công trình đổ khung kèo bê tông cốt thép tại chỗ, xà gồ thép góc L75 lợp ngói đỏ loại 22v/m2.
– Tường xây gạch lửng cao 900 dày 220 vữa xi măng mác 75# cột bê tông chịu lực.
– Nền láng vữa xi măng mác 100#, dày 30.
4.2.12. Cổng, hàng rào bảo vệ (nhà số 17):
– Sử dụng hai cổng gồm cổng chính C1 dài 12m và cổng phụ C2 dài 8m,
– Cổng sử dụng cổng điện bằng sắt hộp có ray trượt.
– Hàng rào xây gạch đặc dày 220 vữa xi măng mác 75# xây bổ trụ.

4.3. Giải pháp san nền, thiết kế đường :

4.3.1. Thiết kế san nền:
– Nguyên tắc để chống ngập lụt, chọn cao độ san nền cao hơn cao độ Tỉnh lộ 284 khoảng 0,5m. các khối lượng thi công chính.
– Khối lượng bóc hữu cơ, vét bùn là: 2.426m3
– Khối lượng đào nền là: 228m3
– Khối lượng đắp nền cả đắp bù hữu cơ là: 20.800m3
– Khối lượng đất cần mua về đắp nền là: 17.238m3
4.3.2. Thiết kế đường nội bộ:
Đường nội bộ và sân bãi được chia ra hai khu vực có kết cấu như sau.
a. Đường bãi khu vực kho có diện tích khoảng: 7.680m2
– Bê tông đá 2×4 mác 300 dày 240.
– Lớp cấp phối đá dăm loại II dày 200
– Lớp đất đầm chặt k = 0,98 đầy 300
– Nền đất tự nhiên đầm chặt.
b. Đường bãi khu vực hành chính có diện tích khoảng: 2.610m2
– Bê tông xi măng mác 200 dày 100.
– Các vàng tưới nước đầm chặt dày 100
– Lớp đất đầm chặt k = 0,98 đầy 300
– Nền đất tự nhiên đầm chặt.

4.4. Hệ thống kết cấu:

4.4.1. Nhà thường trực:

4.4.1. Thiết kế móng kho:
– Kết cấu móng kho dạng móng đơn dưới cột BTCT M200 đá 2 x 4cm, kết hợp dầm móng dưới tường bằng BTCT M200 đá 2 x 4m.
4.4.2. Thiết kế nền kho:
a. Yêu cầu thiết kế:
– Tải trọng xếp hàng hoá trong kho: 2,7 tấn/m2
– Xe ô tô: H13 tiêu chuẩn đi lại trong kho.
b. Giải pháp thiết kế:
– Cấu tạo nền kho: Trong nhà kho chứa hạt, nền kho là bộ phận chịu lực nén của đống hạt, nền kho là chỗ tiếp xúc với đất, thường là chỗ dễ bị thấm ẩm từ đất lên. Do vậy để đảm bảo tốt cho công tác bảo quản, nền kho phải đạt được những yêu cầu sau:
+ Lớp vật liệu chống thấm vô cơ (Theo công nghệ của Trung Quốc)
+ Bê tông cốt thép mác 200#, dày 200mm.
+ Bê tông lót M100 đá 4 x 6cm dày 100mm
+ Lớp đất tự nhiên đầm chặt K = 0,98
4.4.2. Thiết kế mái kho:
a. Yêu cầu thiết kế:
– Mái có tác dụng giữ cho nhiệt độ trong kho ổn định, biên độ dao động của nhiệt độ nhỏ, để giữ nhiệt độ trong kho ổn định lâu dài.
– Đảm bảo chống dột và chống thấm khi có mưa, gió.
– Đảm bảo chống được nhiệt bức xạ của mặt trời qua mái tác động đến khối hạt bên trong kho.
– Đảm bảo độ ổn định trước gió bão.

b. Giải pháp thiết kế:
– Mái được cấu tạo như sau:
+ Lớp trên cùng được lợp một lớp tôn nhằm sử lý chống dột tuyệt đối.
+ Lớp thứ hai là lớp bê tông chống thấm bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ.
+ Lớp thứ ba là lớp pa nel mái, được gác lên vì kèo thép, đây là lớp chịu lực chính của mái.
+ Lớp thứ tư là khoảng trống giữa mái và trần nhà kho
+ Lớp thứ năm là trần nhà kho, được làm bằng bê tông nhẹ, có sử lý phun keo vô cơ nhằm cách ẩm và cách nhiệt hoàn toàn (Theo công nghệ Trung Quốc)
4.4.3. Thiết kế tường kho:
– Tường kho có những chức năng như sau: Bao che cho nhà kho, ngăn chia khoang kho và cũng là tường chịu lực (lực đạp của thóc, tải trọng của mái). Để bảo quản thóc được tốt, tường kho phải vững chắc, kín, không thấm nước, đảm bảo cách nhiệt để chống nhiệt xâm nhập từ ngoài vào, đồng thời chống được hiện tượng đọng sương (đổ mồ hôi).
– Độ dầy của tường là 500 chưa kể 2 lớp trát trong và ngoài, bao gồm 3 lớp : lớp ngoài xây bằng gạch dầy 110 lớp giữa là không khí lớp trong xây bằng gạch dầy 220. Mặt ngoài tường được sơn cách nhiệt và chống thấm. Mặt trong tiếp xúc với thóc được phủ một lớp keo vô cơ chống ẩm và làm kín (Theo công nghệ Trung Quốc).
4.4.4. Thiết kế cửa kho:
– Cấu tạo 2 lớp, cửa trong và cửa ngoài. Cửa ngoài được thiết kế như cửa nhà kho đông lạnh, 2 mặt bằng tôn giữa có lớp xốp cách nhiệt. Cửa có gioăng cao su được ép chặt khi đóng.

4.4. Hệ thống điện:

4.5. Hệ thống cấp, thoát nước:

4.5.1. Giải pháp cấp nước tổng mặt bằng.
a. Nhu cầu cấp nước sinh hoạt và tưới cây.
– Nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt.
+ Cấp nước cho nhà làm việc là Q1 = 0.26 (m3/ngđ).
+ Cấp nước cho nhà ở là Q2 = 2.60 (m3/ngđ).
+ Cấp nước cho nhà vệ sinh là Q3 = 1.95 (m3/ngđ).
+ Qsinh hoạt = Q1 + Q2 + Q3 = 4.81 (m3/ngđ).
b. Nhu cầu cấp nước cho tưới cây.
– Qcây xanh = (Fcây xânh x 0.4)/1000
Trong đó:
+ Fcây xânh là diện tích cây xanh Fcây xânh =7666.8 (m2)
+ Qcây xanh = (7666.8 x 0.4)/1000 = 3.07 (m3/ngđ).
+ Q = Qsinh hoạt + Qcây xanh = 4.81 + 3.07 = 7.88 (m3/ngđ).
Làm tròn Q = 8 (m3/ngđ).
d – Giải pháp cấp nước.
– Nước sau khi được xử lý sẽ được bơm đến các đối tượng dùng nước.
– Do nhu cầu dùng nước rất khác nhau về lưu lượng giữa lượng nước chữa cháy và sinh hoạt, chọn giải pháp cấp nước riêng biệt giữa cấp nước chữa cháy và sinh hoạt.
– Mạng cấp nước sinh hoạt và tưới cây dùng ống thép trãng kẽm có 1525 dạng mạng cụt, bao quanh kho để thuận tiện cho việc dùng nước. Trên mạng lưới cấp nước bố trí các họng nước 15 dùng cho tưới cây. Bơm cấp nước riêng biệt có thông số: Q= 3 (m3/h) – H=25(m).
– Mạng cấp nước chữa cháy được thiết kế dạng mạch vòng (1 vòng), dùng ống gang dẻo 100, trên mạng lưới bố trí 6 trụ cứu hoả ngoài nhà 125 với khoảng cách giữa các trụ không quá 120(m). Bố trí các họng cứu hoả tại vách tường sát với các cửa đi cho các nhà: khu tiếp nhận sơ chế, kho dự trữ vật tư , kho dự trữ thiết bị nội bộ và các nhà kho. Họng cứu hoả đặt ở cao độ 1.25 (m) so với mặt sàn, họng này bao gồm 1 van khóa 1 cuộn vòi 50 dài 20m 1 lăng chữa cháy. Bơm chữa cháy gồm hai loại: bơm chính dùng động cơ điện và bơm dự phòng dùng động cơ xăng. Bơm điện có Q=72 (m3/h) – H=60(m) – P=22.5 (kW), bơm xăng loại TOHATSU V45 có Q=1450 (l/p) – H=60(m). Tại mỗi kho và khu tiếp nhận sơ chế cần bố trí 01 bình chữa cháy công suất cao loại MFT35 (07 bình), mỗi gian kho trang bị 04 bình chữa cháy CO2 loại MT5 và 04 bình bột chữa cháy MFZL8. Khu vực đặt các máy móc, thiết bị điện, sấy trang bị thêm 04 bình chữa cháy CO2 loại MT5 và 04 bình bột chữa cháy MFZL8.
– Bể chứa nước kết hợp giữa lượng nước chữa cháy và sinh hoạt. Thể tích cần cho chữa cháy 72×3 =216 (m3), thể tích dùng cho sinh hoạt là 8(m3). Thiết kế bể nước chung có thể thích W= 224 (m3), làm tròn 230 (m3).
– Giếng khoan và trạm bơm cấp 1 có công suất Q=2.0(m3/h) hoạt động liên tục 8 giờ/ngày. Lượng nước dư thừa 4 (m3/ngđ) sẽ được thu về bể chứa dùng cho chữa cháy.

6.3.3. Giải pháp thoát nước tổng mặt bằng.
a – Giải pháp thoát nước.
Do lưu lượng thoát nước sinh hoạt của kho nhỏ, yêu cầu xả nước bên ngoài không đòi hỏi phải cao. Hệ thống thoát nước của cả kho dùng hệ thống thoát nước chung. Nước thải ít do vậy khi tính toán hệ thống thoát nước chủ yếu là nước mưa, vì thế có thể bỏ qua nước thải khi tính toán. Hệ thống thoát nước dùng rãnh bê tông cốt thép đậy đan, rãnh được bao quanh kho và xả ra mương đất bên ngoài.
b – Tính toán thoát nước.
Lưu vực thoát nước mưa được tính là toàn bộ diện tích của kho dự trữ lương thực (tính từ danh giới của kho). Chia khu vực kho thành 2 lưu vực nhỏ và thoát nước ra 2 cửa xả.
Công thức tính cường độ mưa (Viện khí tượng thuỷ văn Việt Nam)
q = [(20+b) n. q201+c.lgp]/(t+b)n (l/s.ha)
p – chu kỳ lập lại trận mưa tính toán chính bằng khoảng thời gian xuất hiện 1 trận mưa vượt quá cường độ tính toán ( năm), p=10 năm (số liệu lấy theo trạm thuỷ văn Bắc Giang).
q20 – Là cường độ mưa trong thời gian 20 phút,q20= 423,4
Và các hệ số:
b=26,92
c=0,2158
n=0,7082
t=t1+t2 phút (thời gian tính toán).
t1=7 phút (thời gian tập chung nước mưa từ điểm xa nhất đến rãnh).
t2=m,l/60,v phút (Thời gian trong rãnh đến tiết diện tính toán).
m=2 khi địa hình của lưu vực thoát nước mưa dốc i<0,005 và m=1,2 đối với địa hình có lưu vực thoát nước mưa
i >=0,005.
Công thức tính lưu lượng thoát nước :
Q = x.q.A(m3/s)
x là hệ số dòng chảy x = 0,6 đến 0,7
A là diện tích lưu vực thoát nước mưa (ha)
ã Công thức tính khả năng tiêu của hệ thống thoát
Dùng công thức Manning (Mỹ):

Trong đó Q1= .v ( m3/s)
Với : Diện tích mặt cắt ướt.
R: là bán kính thuỷ lực.
R = /P với P là chu vi mặt cắt ướt (m)
i: là độ dốc thuỷ lực cửa rãnh.
n: là hệ số lớp phủ, n= 0,013.
Chiều sâu tính toán bằng 80% độ sâu thực tế của rãnh.
= 0,8xBxH
B là chiều rộng rãnh ( mm).
H là chiều sâu rãnh (mm).
P là chu vi mặt cắt ướt .
P = B + 2 x0,8 xH
Bán kính thuỷ lực :

Bản tính toán lưu lượng và lưu vực xem các bảng tính kèm theo

6.3.4. Giải pháp cấp thoát nước cho các công trình.
1 – Nhà làm việc
1.1 – Hệ thống cấp nước
a-Nguồn cấp nước: Nước cấp cho nhà làm việc lấy từ mạng cấp nước của kho dự trữ lương thực Tân Yên – Bắc Giang.
b-Nhu cầu cấp nước sinh hoạt
Số người làm việc thường xuyên trong công trình là 20 người, tiêu chuẩn dùng nước tính cho 1 người là q1 = 10 l/người ngđ. Lượng nước cho nhà làm việc trung bình 1 ngày là:
Qsinh hoạt = (20 x 10 )/1000 = 0.2 (m3/ngđ)
Lượng nước cho ngày dùng nước lớn nhất:
Qmax = 0.2×1.3 = 0.26 (m3/ngđ).
Lượng nước giờ dùng nước lớn nhất:
Qgiờ.max = (0.2/8) x2.8 = 0.07 (m3/h) = 0.019 (l/s)
Chọn đường kính ống cấp cho 1 ngôi nhà là 15 mm, v=1.1m/s. ống cấp vào két nước mái của toàn nhà.
2.8 là hệ số không điều hoà.
c-Giải pháp cấp nước.
Nước lấy từ mạng cấp nước sinh hoạt và tưới cây của kho dự trữ được dẫn thẳng lên két nước mái, từ két mái cấp trực tiếp cho các khu vệ sinh. ống cấp nước dùng cho công trình này là ống thép tráng kẽm.
d- Nhu cầu cấp nước chữa cháy
Theo điều 1.5 thuộc tiêu chuẩn TCVN 4513:1988 với trụ sở dưới 6 tầng không cần cấp nước chữa cháy. Chỉ dùng các loại bình chữa cháy gồm: 1 bình chữa cháy công suất cao loại MFT35 và 4 bình bọt chữa cháy MFZL8. Các bình này được bố trí tại các vị trí gần lối đi, hành lang và chiếu nghỉ cầu thang.
e-Bể nước trên mái.
Do lưu lượng cấp nước cho nhà nhỏ, chọn bể nước mái làm tròn Wbể =1.0 (m3).
f-Tính toán thuỷ lực tuyến ống đứng.

Tên ống đứng Tên đoạn ống Tên dụng cụ vệ sinh mà đoạn ống phục vụ số lợng Đương lượng (N) tổng đương lượng (N) Lưu lượng Q (l/s) Đường kính (mm) Vận tốc (m/s)

Ông đứng C1 Tầng1 Xí bệt : 1 0.50 0.50 0.212 D=20 1.03
Âu tiểu nam : 2 0.17 0.34 0.175
Lavabo : 1 0.33 0.33 0.172
Tổng cộng 1.17 0.324
T.1 lên T.2 2.34 0.459 D=25 0.94

1.2 – Hệ thống thoát nước
a-Thoát nước thải
Tính toán hệ thống thoát nước thải:
Lưu lượng tính toán đối với nhà làm việc xác định theo công thức sau:
Qth = Qc + Qdc max (l/s)
Trong dó:
Qth là lưu lượng nước thải tính toán (l/s)
Qc là lưu lượng nước cấp tính toán theo công thức cấp nước trong nhà, (đã tính ở phần cấp).
Qdc max là lưu lượng nước thải của dụng cụ vệ sinh có lưu lượng nước thải lớn nhất của đoạn ống tính toán.
Bể tự hoại:
Bể tự hoại được bố trí đặt dưới sàn khu vệ sinh tầng 1.
Tính toán khối tích của bể tự hoại.
Wbể = Wc + Wn
Trong đó:
Wbể là dung tích thực của bể tự hoại
Wc là dung tích phần cặn Wc = 1.0 (m3)
Wn là dung tích phần chứa nước Wn = (13) Qsinh hoạt
Wn = 3×0.2=0.6 (m3)
Wbể = 1+0.6=1.6 (m3)
Bể tự hoại có khối tích toàn phần W=1.6×1.3= 2.08 m3 , Được xây bằng gạch nắp đan đổ bê tông cốt thép. Hàng năm bể được hút phân và chỉ để lại từ 10% đến 20% lượng cặn ở bể.
Cấu tạo hệ thống thoát nước thải trong nhà:
Hệ thống này thu nước từ các khu vệ sinh, gồm 2 hệ thống:
– Hệ thống thoát nước phân , tiểu xuống bể tự hoại đặt dưới khu vệ sinh tầng 1
– Hệ thống thoát nước rửa được xả ra rãnh của hệ thống thoát nước chung ngoài nhà.
– Các tầng đều đặt ống kiểm tra.
Vật liệu thoát nước trong nhà là ống nhựa miệng bát PVC có đường kính từ 60mm đến 110mm. Dùng ống nhựa loại Class 2.

b-Thoát nước mưa
Số đường ống đứng chọn cho toàn bộ mái là 4 ống đứng trong đố có đường kính ống D=110 mm .
Nước mưa được thu từ trên mái theo các đường ống đứng D=110 bằng ống nhựa rồi chảy xuống rãnh hè , rãnh hè có độ dốc i=0,003 đến i=0,005, rồi chảy ra rãnh hè đậy đan gần nhất.
Nước mưa ở sân bãi được thu qua rãnh và các cửa thu nước mưa gom vào rãnh. Sau đó đổ ra hệ thống thoát nước mưa của khu vực .

2 – Nhà công vụ
2.1 – Hệ thống cấp nước
a-Nguồn cấp nước: Nước cấp cho nhà làm việc lấy từ mạng cấp nước của kho dự trữ lương thực Tân Yên – Bắc Giang.
b-Nhu cầu cấp nước sinh hoạt
Số người làm việc thường xuyên trong công trình là 20 người, tiêu chuẩn dùng nước tính cho 1 người là q1 = 100 l/người ngđ. Lượng nước cho nhà làm việc trung bình 1 ngày là:
Qsinh hoạt = (20 x 100 )/1000 = 2.0 (m3/ngđ)
Lượng nước cho ngày dùng nước lớn nhất:
Qmax = 0.2×1.3 = 2.6 (m3/ngđ)
Lượng nước giờ dùng nước lớn nhất:
Qgiờ.max = (2.0/16) x2.8 = 0.35 (m3/h) = 0.097 (l/s)
Chọn đường kính ống cấp cho 1 ngôi nhà là 20 mm, v=1.2m/s. ống cấp vào két nước mái của toàn nhà.
2.8 là hệ số không điều hoà.
c-Giải pháp cấp nước.
Nước lấy từ mạng cấp nước sinh hoạt và tưới cây của kho dự trữ được dẫn thẳng lên két nước mái, từ két mái cấp trực tiếp cho các khu vệ sinh. ống cấp nước dùng cho công trình này là ống thép tráng kẽm.
d- Nhu cầu cấp nước chữa cháy
Theo điều 1.5 thuộc tiêu chuẩn TCVN 4513:1988 với trụ sở dưới 6 tầng không cần cấp nước chữa cháy. Chỉ dùng các loại bình chữa cháy gồm: 1 bình chữa cháy công suất cao loại MFT35 và 4 bình bọt chữa cháy MFZL8. Các bình này được bố trí tại các vị trí gần lối đi, hành lang và chiếu nghỉ cầu thang.
e-Bể nước trên mái.
Do lưu lượng cấp nước cho nhà nhỏ, chọn bể nước mái làm tròn Wbể =2.0 (m3).

f-Tính toán thuỷ lực tuyến ống đứng.
Tên ống đứng Tên đoạn ống Tên dụng cụ vệ sinh mà đoạn ống phục vụ số lợng Đương lượng (N) tổng đương lượng (N) Lưu lượng Q (l/s) Đường kính (mm) Vận tốc (m/s)

Ông đứng C1 Tầng1 Xí bệt : 2 0.50 1.00 0.300 D=40 0.57
Vòi tắm hương sen : 4 0.67 2.68 0.491
Chậu vệ sinh phụ nữ: 1 1.05 1.05 0.307
Âu tiểu nam : 2 0.17 0.34 0.175
Lavabo: 2 0.33 0.66 0.244
Tổng cộng 5.73 0.718
Tầng 2 11.46 1.016 D=50 0.81

2.2 – Hệ thống thoát nước
a-Thoát nước thải
Tính toán hệ thống thoát nước thải:
Lưu lượng tính toán đối với nhà làm việc xác định theo công thức sau:
Qth = Qc + Qdc max (l/s)
Trong dó:
Qth là lưu lượng nước thải tính toán (l/s)
Qc là lưu lượng nước cấp tính toán theo công thức cấp nước trong nhà, (đã tính ở phần cấp).
Qdc max là lưu lượng nước thải của dụng cụ vệ sinh có lưu lượng nước thải lớn nhất của đoạn ống tính toán.
Bể tự hoại:
Bể tự hoại được bố trí đặt dưới sàn khu vệ sinh tầng 1.
Tính toán khối tích của bể tự hoại.
Wbể = Wc + Wn
Trong đó:
Wbể là dung tích thực của bể tự hoại
Wc là dung tích phần cặn Wc = 1.5 (m3)
Wn là dung tích phần chứa nước Wn = (13) Qsinh hoạt
Wn = 2×2.0=4.0 (m3)
Wbể = 1.5 + 4.0 = 5.5 (m3)
Bể tự hoại có khối tích toàn phần W=5.5×1.2= 6.6 m3 , Được xây bằng gạch nắp đan đổ bê tông cốt thép. Hàng năm bể được hút phân và chỉ để lại từ 10% đến 20% lượng cặn ở bể.
Cấu tạo hệ thống thoát nước thải trong nhà:
Hệ thống này thu nước từ các khu vệ sinh, gồm 2 hệ thống:
– Hệ thống thoát nước phân , tiểu xuống bể tự hoại đặt dưới khu vệ sinh tầng 1
– Hệ thống thoát nước rửa được xả ra rãnh của hệ thống thoát nước chung ngoài nhà.
– Các tầng đều đặt ống kiểm tra.
Vật liệu thoát nước trong nhà là ống nhựa miệng bát PVC có đường kính từ 60mm đến 110mm. Dùng ống nhựa loại Class 2.

b-Thoát nước mưa
Số đường ống đứng chọn cho toàn bộ mái là 4 ống đứng trong đố có đường kính ống D=110 mm .
Nước mưa được thu từ trên mái theo các đường ống đứng D=110 bằng ống nhựa rồi chảy xuống rãnh hè , rãnh hè có độ dốc i=0,003 đến i=0,005, rồi chảy ra rãnh hè đậy đan gần nhất.
Nước mưa ở sân bãi được thu qua rãnh và các cửa thu nước mưa gom vào rãnh. Sau đó đổ ra hệ thống thoát nước mưa của khu vực .

3 – Nhà vệ sinh
3.1 – Hệ thống cấp nước
a-Nguồn cấp nước: Nước cấp cho nhà làm việc lấy từ mạng cấp nước của kho dự trữ lương thực Tân Yên – Bắc Giang.
b-Nhu cầu cấp nước sinh hoạt
Nhà vệ sinh phục vụ số người là 100, tiêu chuẩn dùng nước tính cho 1 người là q1 = 15 l/người ngđ. Lượng nước cho nhà làm việc trung bình 1 ngày là:
Qsinh hoạt = (15 x 100 )/1000 = 1.5 (m3/ngđ)
Lượng nước cho ngày dùng nước lớn nhất:
Qmax = 1.5*1.3 = 1.95 (m3/ngđ)
Lượng nước giờ dùng nước lớn nhất:
Qgiờ.max = (1.95/8) *2.8 = 0.682 (m3/h) = 0.189 (l/s)
Chọn đường kính ống cấp cho 1 ngôi nhà là 20 mm, v=1.25 m/s. ống cấp vào két nước mái của toàn nhà.
2.8 là hệ số không điều hoà.
c-Giải pháp cấp nước.
Nước lấy từ mạng cấp nước sinh hoạt và tưới cây của kho dự trữ được dẫn thẳng lên két nước mái, từ két mái cấp trực tiếp cho các khu vệ sinh. ống cấp nước dùng cho công trình này là ống thép tráng kẽm.
d-Bể nước trên mái.
Do lưu lượng cấp nước cho nhà nhỏ, chọn bể nước mái làm tròn Wbể =2.0 (m3).

e-Tính toán thuỷ lực tuyến ống đứng.
Tên ống đứng Tên đoạn ống Tên dụng cụ vệ sinh mà đoạn ống phục vụ số lượng Đương lượng (N) tổng đương lượng (N) Lưu lượng Q (l/s) Đường kính (mm) Vận tốc (m/s)

Ông đứng C1, C2 Tầng1 Xí bệt : 2 0.50 1.00 0.30 D=32 0.82
Chậu vệ sinh phụ nữ: 3 1.05 3.15 0.532
Âu tiểu nam : 0 0.17 0.00 0.00
Lavabo: 2 0.33 0.66 0.244
Tổng cộng 4.81 0.658

3.2 – Hệ thống thoát nước
a-Thoát nước thải
Bể tự hoại được bố trí đặt dưới sàn khu vệ sinh.
Tính toán khối tích của bể tự hoại.
Wbể = Wc + Wn
Trong đó:
Wbể là dung tích thực của bể tự hoại
Wc là dung tích phần cặn Wc = 1.5 (m3)
Wn là dung tích phần chứa nước Wn = (13) Qsinh hoạt
Wn = 3×1.5=4.5 (m3)
Wbể = 1.5 + 4.5 = 6.0 (m3)
Bể tự hoại có khối tích toàn phần W=6.0×1.2= 7.2 m3 , Được xây bằng gạch nắp đan đổ bê tông cốt thép. Hàng năm bể được hút phân và chỉ để lại từ 10% đến 20% lượng cặn ở bể.
Cấu tạo hệ thống thoát nước thải trong nhà:
Hệ thống này thu nước từ các khu vệ sinh, gồm 2 hệ thống:
– Hệ thống thoát nước phân , tiểu xuống bể tự hoại đặt dưới khu vệ sinh
– Hệ thống thoát nước rửa được xả ra rãnh của hệ thống thoát nước chung ngoài nhà.
Vật liệu thoát nước trong nhà là ống nhựa miệng bát PVC có đường kính từ 60mm đến 110mm. Dùng ống nhựa loại Class 2.

b-Thoát nước mưa
Số đường ống đứng chọn cho toàn bộ mái là 2 ống đứng trong đố có đường kính ống D=110 mm .
Nước mưa được thu từ trên mái theo các đường ống đứng D=110 bằng ống nhựa rồi chảy xuống rãnh ngoài nhà

4.6. Hệ thống phòng cháy:
b. Nhu cầu cấp nước chữa cháy.
Theo tiêu chuẩn TCVN 2622-1995 kho dự trữ lương thực có lưu lượng một đám cháy là 10 (l/s) và có 2 đám cháy đồng thời xảy ra.
Lưu lượng chữa cháy là Qcc = 2x10x3.6 = 72 (m3/h).
c – Nguồn nước.
Nguồn nước cấp cho kho dự trữ Tân Yên – Bắc Giang là nước ngầm tại trong ranh giới của kho. Nước ngầm được khoan và đưa lên xử lý để cấp cho các nhu cầu dùng nước của kho. Sơ bộ chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước ngầm như sau: Giếng khoan + bơm chìm dàn mưa bể lọc chậm bể chứa nước sạch mạng lưới cấp nước.

4.7. Hệ thống chống mối:

PHẦN PHỤ LỤC

Câu hỏi : Giàn phơi thông minh xếp ngang Inox HT-10
Đáp án: XXX0000 (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.