Cấu Tạo Mặt Đường Của Bê Tông Xi Măng

29Th4 - by admin - 0 - In TIN TỨC
Cấu Tạo Mặt Đường Của Bê Tông Xi Măng

Bê tông xi măng là sự kết hợp giữa xi măng là chủ đạo. Với tỉ lệ hợp lý các cốt liệu đá, cát…và nước được nhào trộn theo mộ tỉ lệ nhất định.

Như vậy là chúng ta nên nhớ rằng không chỉ có xi măng. Trong hỗn hợp bê tông này mà còn rất nhiều cốt liệu và phụ gia khác.

Có chất phụ gia làm tăng tính dẫn điện, tăng độ bề, tăng độ dẻo dai và khả năng chống ăn mòn axit. Có chất làm chậm hydrat hóa, có chất cho vào để tăng tính thẩm mĩ của hỗn hợp này.

CẤU TẠO MẶT ĐƯỜNG CỦA BÊ TÔNG XI MĂNG

1. Tầng Mặt

a) Tấm bê tông xi măng

  •  Mác bê tông: Bê tông xi măng mác cao 350/45 – 400/50 – 450/55 – 500/60
  •  Chiều dày tấm: từ 15cm (6 inches) đến 30 cm (12 inches)
  • Kích thước tấm (dài, rộng): tuỳ theo loại hình của tấm. Chiều rộng tấm thường bằng chiều rộng một làn xe; loại JPCP chiều dài tấm đến 7m; loại JRCP đến 15m; loại CRCP chỉ bố trí khe thi công, vị trí nút giao thông hay nơi giao cắt với công trình thoát nước
  • Tấm có tiết diện chữ nhật để hạn chế ƯSN phát sinh trong trong tấm. Độ dốc ngang mặt đường 1,5-2%

b) Các loại khe

  • Mặt đường bê tông xi măng thông thường bố trí các khe ngang gồm: khe co, 3-5 khe co làm 1 khe giãn, khe thi công bố trí ở cuối ca (thường trùng với 1 khe co hoặc khe giãn) và khe uốn vồng (khe dọc).
  • Để truyền lực giữa các tấm, bố trí thanh truyền lực bằng thép trơn. Đường kính cốt thép 28-40, dài 40-60cm, khoảng cách các thanh tuỳ thuộc vào khe co, giãn (25- 40cm) hay khe uốn vồng (70-120cm). Một đầu thanh quét nhũ tương hoặc nhựa lỏng để chuyển vị tự do.
  • Mặt đường bê tông xi măng có mối nối tăng cường chỉ bố trí khe giãn, khe thi công và khe uốn vồng. Thêm 1 lưới cốt thép bố trí ở sát mặt trên của tấm để chịu ứng suất khi bê tông co ngót và ứng suất nhiệt (lưới cốt thép chống nứt).
  • Mặt đường bê tông xi măng liên tục chỉ có các khe thi công. Lưới cốt thép bố trí giữa tấm để chịu ứng suất khi BT co ngót, chịu lực kéo do hoạt tải và ứng suất nhiệt phát sinh trong tấm.

2. Tầng Móng

  • Có thể là bê tông xi măng mác 350/45 – 300/40 – 250/35 với mặt đường bê tông xi măng hỗn hợp.
  • Có thể là kết cấu tầng móng áo đường mềm thông thường. Nếu móng là cát gia cố xi măng sẽ có nhiều ưu điểm.
  • Chiều rộng móng phải lớn hơn chiều rộng phần xe chạy từ 25-35cm khi đổ bê tông bằng ván khuôn cố định; từ 50-60cm khi đổ BT bằng ván khuôn trượt.
  • Nếu móng là lớp đá dăm phải bố trí lớp tạo phẳng dày 6-10 cm.
  • Mô đun đàn hồi trên đỉnh lớp móng phải đảm bảo.

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉