Tìm hiểu về thước kẹp cơ khí và Nơi mua thước kẹp cơ khí chất lượng nhất

28Th7 - by admin - 0 - In TIN TỨC
Tìm hiểu về thước kẹp cơ khí và Nơi mua thước kẹp cơ khí chất lượng nhất

Thước kẹp hay còn được gọi với cái tên là thước cặp – một loại thước chuyên dụng được dùng phổ biến trong ngành cơ khí. Nó được xem là công cụ quan trọng mà không thể thiếu đối với bất kỳ một kỹ sư hay một người thợ cơ khí nào. Vậy Thước kẹp cơ khí là gì? Và vì sao chúng lại có vai trò to lớn như thế? Sau đây, mời các bạn hãy cùng theo chân MetroTech để tìm hiểu rõ hơn về công dụng của loại thước này qua bài viết bên dưới nhé!

Thước kẹp cơ khí là gì?

 

Thước kẹp cơ khí còn được mọi người gọi với cái tên khác là thước cặp cơ khí, là một dụng cụ được sử dụng phổ biến trong các ngành kỹ thuật cơ khí. Dụng cụ này có công dụng vô cùng đa dạng như dùng để đo kích thước bên trong, kích thước bên ngoài, độ sâu, khoảng cách giữa các đồ vật, thiết bị với nhiều hình dáng khác nhau như hình hộp, hình trụ… Thước kẹp cơ khí có nhiều ưu điểm nổi bật như độ chính xác cao, phạm vi sử dụng rộng rãi, dễ dàng sử dụng mà giá thành cũng hợp lý. Trong các ngành kỹ thuật như ngành xây dựng, ngành chế tạo máy…thì thước kẹp được sử dụng nhiều nhằm tăng tính chính xác và mức độ hiệu quả của sản phẩm hoặc công trình.

Phân loại các dòng thước kẹp cơ khí

Thước kẹp cơ khí được phân loại dựa vào hai yếu tố đó là phân loại theo độ chính xác và phân loại theo khoảng đo.

Phân loại theo độ chính xác

Bao gồm ba loại chính:

  • Thước kẹp loại 1/10: Có kết quả đo chính xác tới 0.1mm.

  • Thước kẹp loại 1/20: Có kết quả đo chính xác tới 0.05mm.

  • Thước kẹp loại 1/50: Có kết quả đo chính xác tới 0.02mm.

Phân loại theo khoảng đo

Thước kẹp cơ khí cũng có thể được phân loại dựa theo giới hạn khoảng đo của nó. Giới hạn đo của thước kẹp thường là: 150mm, 200mm, 300mm, 500mm, 1000mm (1 mét)… Dựa vào khoảng cách giữa mỗi vạch thường là 1mm để tiện theo dõi kết quả.

Cấu tạo của thước kẹp cơ khí

 

Thước cặp cơ khí có cấu tạo khá đơn giản với những bộ phận như sau:

  • Thước chính: Bao gồm mỏ đo cố định và trên thân được chia độ theo đơn vị milimet.

  • Thước phụ: Bao gồm mỏ đo di động và trên thân có chia vạch theo nguyên tắc du xích.

  • Hàm kẹp: Bao gồm hàm trên và hàm dưới được dùng để đo kích thước bên trong và kích thước bên ngoài tương ứng. Một trong những hàm này có thể di chuyển trong lúc hàm còn lại được giữ cố định. Hàm cố định được nối với thang đo chính còn hàm di chuyển thì được nối với thang đo vernier (du xích).

  • Vít giữ: Có nhiệm vụ khoá chuyển động của con trượt.

  • Thanh đo: Được dùng để độ sâu của vật thể.

  • Mỏ đo trong

  • Mỏ đo ngoài

 

Ứng dụng đa dạng của thước kẹp cơ khí trong nhiều lĩnh vực

 

Thước kẹp cơ khí là một dụng cụ vô cùng đa năng vì nó có thể đo cả kích thước ngoài, kích thước trong, độ sâu và cũng như đo các chi tiết dạng lỗ. Vì những tính năng tuyệt vời này, thước kẹp cơ khí được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày.

Những lĩnh vực có ứng dụng thước kẹp cơ khí phổ biến phải kể đến là ngành công nghiệp chế tạo cơ khí, máy móc…Thước kẹp cơ khí được sử dụng để đo lường các chi tiết máy, chi tiết cơ khí, đường kính trong hoặc đường kính ngoài của các loại ống thép, ống nhựa, ống PVC, thép tròn… Với khả năng đo chính xác mà thước kẹp cũng được sử dụng để đo các phụ kiện, đồ gỗ hay đồ dùng nội thất trong nhà ở, thậm chí là các công trình xây dựng.

Một số công dụng của thước kẹp cơ khí trong các ngành cụ thể mà bạn có thể tham khảo như sau:

Ứng dụng của thước kẹp cơ khí trong ngành thép

Thước kẹp cơ khí thường được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp ví dụ như ngành công nghiệp thép để đo lường kích thước hoặc đường kính của nhiều vật thể với những hình dáng khác nhau. Dụng cụ này cũng rất tiện lợi cho người dùng với khả năng đo được độ sâu của vật thép hoặc kim loại. Thước kẹp cơ khí còn có khả năng đo đường kính hình trụ của ống thép trong khi vẫn đảm bảo được độ chính xác của số liệu đo.

Ứng dụng của thước kẹp cơ khí trong ngành sản xuất ô tô

Trong ngành sản xuất ô tô, thước kẹp cơ khí chuyên dùng để đo đường kính ở bên ngoài, bên trong của ngành công nghiệp ô tô, đo trục khuỷu, đo đường kính xi lanh hay chiều cao của lò xo…

Ứng dụng của thước kẹp cơ khí trong thí nghiệm khoa học

Thước kẹp cơ khí còn được phục vụ trong quá trình nghiên cứu ví dụ như ảnh hưởng của nhiệt độ làm thay đổi kích thước vốn có của kim loại. Mặt khác, thước kẹp cũng được dùng để đo các đối tượng có hình dạng biến đổi sau khi thí nghiệm.

 

Ứng dụng của thước kẹp cơ khí trong ngành giáo dục

Đối với ngành giáo dục, đặc biệt là trong môn Vật lý tại các cấp, thước kẹp cơ khí được dùng trong phòng thực hành. No cho phép học sinh, sinh viên đo cũng như lấy số đo chính xác cho một đối tượng nào đó sau đó chỉnh sửa lỗi thiết lập giá trị gốc “0” cho thước, đo kích thước bên trong và bên ngoài của đối tượng hình trụ hoặc các chi tiết khác.

Hướng dẫn cách đọc kết quả trên thước kẹp cơ khí đúng

  • Đọc phần nguyên: Vạch “0” trên thanh du xích trùng với vị trí nào của thước chính thì đó chính là phần nguyên của kích thước trên thước chính.

  • Đọc phần thập phân: Xem vạch nào trên thanh du xích mà trùng với vạch của thước chính thì đếm các vạch đo từ vạch 0 đến vị trí trùng, được bao nhiêu thì lấy nhân với 0.05.

Cách sử dụng thước kẹp cơ khí đạt hiệu quả

 

Các bước chuẩn bị trước khi sử dụng thước để đo

  • Kiểm tra xem thước có chính xác không.

  • Xác định bề mặt vật cần đo đã sạch sẽ chưa.

  • Đảm bảo hai mặt phẳng của thước kẹp đặt song song với thân thước chính trong trong quá trình sử dụng.

  • Đối với trường hợp bắt buộc phải lấy thước ra khỏi vị trí cần đo thì phải vặn ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính.

 

Cách đo kích thước ngoài

  • Đầu tiên hãy nới lỏng vít kẹp chặt sau đó di chuyển mỏ cặp đo kích thước ngoài trên hàm di động theo kích thước lớn hơn kích thước của vật thể cần đo.

  • Bước tiếp theo hãy áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn của vật cần đo rồi di chuyển hàm di động cho đến khi mỏ cặp đo kích thước ngoài hàm di động chạm vào mặt chi tiết cần đo. Cần phải chắc chắn rằng có sự tiếp xúc của hàm cặp là vuông góc với kích thước cần đo lường.

  • Cuối cùng hãy siết thật chặt vít kẹp rồi lấy thước ra khỏi chi tiết và đọc kích thước.

Cách đo kích thước lỗ

  • Trước hết nới lỏng vít kẹp chặt rồi tiếp đó di chuyển mỏ cặp đo kích thước lỗ trên hàm di động theo kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ của chi tiết cần đo.

  • Rồi sau đó áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn vật thể cần đo. Tiếp theo, di chuyển hàm di động cho đến khi mỏ cặp đo kích thước lỗ hàm di động chạm vào mặt vật cần đo. Trong quá trình đo, hãy đảm bảo hàm kẹp có sự tiếp xúc vuông góc với kích thước của chi tiết cần đo đạc.

  • Bước cuối cùng là siết thật chặt vít kẹp rồi lấy thước ra khỏi chi tiết và đọc kích thước.

 

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thước kẹp cơ khí

 

Để kết quả đo cho ra được kết quả chính xác cũng như kéo dài tuổi thọ sử dụng của thước kẹp thì người dùng nên tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau:

  • Không nên dùng thước kẹp để đo các bề mặt thô ráp, bị bẩn.

  • Không nên ép quá mạnh hai mỏ đo vào vật cần đo.

  • Không nên lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc kết quả đo.

  • Không nên để bụi bẩn bám vào thước kẹp.

  • Thường xuyên vệ sinh, lau chùi thước kẹp bằng giẻ sạch và bôi dầu mỡ hằng ngày.

  • Khi không sử dụng nữa thì đặt thước vào đúng vị trí trong hộp, không được để thước chồng chất lên các dụng cụ khác.

  • Đối với loại thước kẹp Mitutoyo thì tuyệt đối không sử dụng để đo đạc khi vật đang quay.


Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉