TCVN 4447:1987
NHÓM H
CÔNG TÁC ĐẤT – QUY PHẠM THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Earth works –Codes for construction, check and accetance
1. Quy định chung
4.1. Quy phạm này quy định những điều cần phải tuân theo khi thi công và nghiệm thu công tác đất theo phương pháp khô (bằng máy đào, xúc v.v…), phương pháp ướt (bằng cơ giới thuỷ lực v.v…), phương pháp khoan lỗ mìn trong xây dựng, cải tạo nhà và công trình. Đối với những công trình thuỷ lợi (thuỷ điện, thuỷ nông), giao thông vận tải, bưu điện, đường dây và trạm khai thác mỏ, dầu khí, công nghiệp, dân dụng…ngoài những điều quy định của quy phạm này, khi thi công và nghịêm thu công tác đất còn phải tuân theo những quy định của quy phạm chuyên ngành.
4.1. Khi lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công cũng như khi thiết kế công trình đất nhất thiết phải theo những quy định của quy phạm này.
4.1. Những tài liệu cần thiết để lập thiết kế tổ chức xây dựng các công trình đất gồm có:
– Thiết kế kỹ thuật công trình;-Bình đồ khu vực xây dựng trong đó chỉ rõ hiện trạng mặt đất, đường đồng mức, chỗ đất đăp, nơi đổ đất, đường vận chuyển, tuyến đặt đường ống và vị trí bể lắng (nêú thi công cơ giới thuỷ lực),xác định bán kính an toàn (nếu khoan lỗ mìn);
– Các mặt cắt dọc công trình làm theo mặt cắt địa chất;
– Bảng thống kê khối lượng công tác đất, biểu đồ cân đối, giữa khối lượng đào và đắp;
– Tình hình địa chất, địa chất thuỷ văn và khí tượng thuỷ văn của toàn bộ khu vực công trình. Những tài liệu cần thiết để lập thiết kế thi công công trình đất là những tài liệu của thiết kế tổ chức xây dựng, bản vẽ thi công và những tài liệu ghi trên đây, trong điều này, và phải được hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với những điều kiện cụ thể tại thực địa.
1.4. Những tài liệu khảo sát địa chất công trình phải cung cấp đủ những số liệu cần thiết về đất xây dựng, có thể gồm toàn bộ hoặc một phần những số liệu sau đây:
a) Thành phần hạt của đất.
b) Tỉ trọng và khối lượng thể tích khô của đất.
c) Khối lượng thể tích và độ ẩm của đất.
d) Giới hạn độ dẻo.
e) Thành phần khoáng của đất.
f) Hệ số thấm (trong trường hợp cần thiết).
g) Góc ma sát trong và lực dính của đất.
h) Độ chua mặn và những đặc tính riêng của đất (tinh trương lở, tan rã, lún sụt v.v…).
i) Cường độ chịu nén tạm thời và độ nứt nẻ (đối với đá).
j) Độ chặt tối đa và độ ẩm tối ưu khi đầm nén (nếu cần thiết phải đầm chặt đất).
k) Độ bẩn (cây, rác…), vật gây nổ (bom, mìn, đạn vv…) và những vật chướng ngại khác (trong trường hợp thi công cơ giới thuỷ lực và nạo vét luồng lạch).
l) Phân cấp đất theo mức độ khó thi công phụ thuộc vào phương pháp thi công đất được chọn.
m) Khả năng chịu tải của đất ở những cao độ cần thiết khác nhau.
n) Trong trường hợp bồi đắp công trình phải phân tích thành phần hạt của đất.