Thế Nào Phòng Thí Nghiệm Chuyên Ngành Xây Dựng Las (Las-XD)?
Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Construction Testing Laboratory.
Phòng thí nghiệm được công nhận là phòng thí nghiệm được Bộ Xây dựng công nhận đủ năng lực, được quyền thực hiện một số lĩnh vực thí nghiệm theo Quyết định công nhận. Phòng thí nghiệm phải đặt cố định tại một địa chỉ cụ thể.
Phòng thí nghiệm được công nhận phải có đủ các điều kiện quy định theo tiêu chuẩn TCXDVN 297: 2003-Tiêu chuẩn Phòng thí nghiệm chuyên ngành Xây dựng- Tiêu chuẩn công nhận như sau:
Xem thêm: Danh sách các phòng thí nghiệm được công nhận LAS-XD
‒ Phạm vi hoạt động: chỉ có quyền thực hiện những thí nghiệm ghi trong danh mục quyết định công nhận.
‒ Tổ chức và quản lý: phải có quyết định thành lập của một tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền; phải có khả năng quản lý hoạt động của mình bằng máy vi tính.
‒ Đảm bảo chất lượng: phải có đủ trang thiết bị, hiểu biết, tay nghề và trình độ quản lý, đảm bảo các số liệu và kết quả thí nghiệm đã công bố là chuẩn xác, sai số nằm trong phạm vi quy định của tiêu chuẩn tương ứng.
‒ Lực lượng cán bộ: phải cóTrưởng phòng, các phó phòng (nếu có), một số công nhân, thí nghiệm viên cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm và những cán bộ cần thiết khác.
Xem thêm: Các tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng
‒ Diện tích mặt bằng: phải có diện tích mặt bằng tối thiểu, đạt yêu cầu về điều kiện môi trường làm việc (không gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm). Diện tích mặt bằng tối thiểu cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm không dưới 15m2. Nếu là phòng thí nghiệm tổng hợp, diện tích mặt bằng tối thiểu không dưới 30m2.
‒ Môi trường: phải có môi trường thoả mãn yêu cầu để làm thí nghiệm cho từng lĩnh vực. Đối với những chuyên ngành có yêu cầu thí nghiệm và lưu mẫu trong điều kiện tiêu chuẩn thì phải có phòng chuẩn.
‒ Quản lý chất lượng: phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của TCVN ISO 9001:2000; Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
‒ Trang thiết bị: phải đáp ứng các trang thiết bị được quy định hoặc tương đương và phải đạt độ chuẩn xác theo yêu cầu của mỗi phương pháp thử.
‒ Phòng chuẩn: Các lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành có yêu cầu phòng chuẩn.
‒ Công nhân, thí nghiệm viên: phải có ít nhất 2 công nhân, thí nghiệm viên của mỗi lĩnh vực được các cơ quan có chức năng đào tạo và cấp chứng chỉ.
‒ Cán bộ quản lý phòng thí nghiệm: trưởng, phó phòng thí nghiệm, phải có trình độ đại học chuyên ngành xây dựng và được đào tạo về quản lý phòng thí nghiệm do các cơ quan có chức năng tổ chức.
‒ Tài liệu kỹ thuật: phải có đủ tiêu chuẩn phương pháp thử hoặc tài liệu hướng dẫn thí nghiệm tương ứng. Có thể dùng TCVN, TCXDVN, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở (đã được đăng ký khi công nhận) hay các tiêu chuẩn tương ứng của nước ngoài.
‒ Quản lý mẫu thử: phải thực hiện lưu giữ và bảo quản mẫu thử trước và sau khi thí nghiệm theo đúng yêu cầu của mỗi phương pháp thử quy dịnh.
‒ Độ chuẩn xác của kết quả thí nghiệm:phải thoả mãn yêu cầu quy định đối với mỗi phương pháp thử tương ứng. Các thiết bị thí nghiệm phải qua kiểm định của cơ quan có thẩm quyền (có chứng chỉ ghi rõ thời hạn hiệu lực).
‒ Các tài liệu công bố của phòng thí nghiệm phải đạt yêu cầu về độ chính xác và đầy đủ các thông tin mà phương pháp thử yêu cầu.
‒ Lưu giữ hồ sơ: phải lưu giữ hồ sơ kết quả thí nghiệm đã công bố trong thời hạn 5 năm. Trường hợp đặc biệt, chế độ lưu giữ hồ sơ do đơn vị quy định riêng.
Các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài hiện trường.
Quy định về trạm thí nghiệm hiện trường
1. Trạm thí nghiệm hiện trường là một thực thể của phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, do tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thành lập để phục vụ hoạt động thí nghiệm cho dự án/công trình xây dựng cụ thể trong khoảng thời gian thi công dự án/công trình xây dựng đó.
Trạm thí nghiệm hiện trường được bố trí nhân lực, thiết bị, dụng cụ, đáp ứng các yêu cầu về không gian và điều kiện thí nghiệm như phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, tương ứng với các phép thử được thực hiện.
2. Căn cứ yêu cầu thực tế của từng dự án/công trình xây dựng cụ thể, việc thành lập trạm thí nghiệm hiện trường phải được ban hành bằng Quyết định. Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường phải ghi rõ địa chỉ, kèm theo danh mục nhân sự, thiết bị được điều chuyển.
Xem thêm: Đơn giá thí nghiệm vật liệu xây dựng
Quyết định thành lập được gửi cho chủ đầu tư hoặc cá nhân, tổ chức được chủ đầu tư ủy quyền kiểm tra xác nhận phù hợp với các phép thử thực hiện cho công trình. Quá trình kiểm tra được lập thành biên bản trước khi tiến hành các hoạt động thí nghiệm.
Trường hợp một trạm thí nghiệm hiện trường phục vụ cho nhiều dự án/công trình cùng thời điểm thì phải được ghi rõ trong Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường hoặc phải ban hành Quyết định bổ sung.
3. Trạm thí nghiệm hiện trường được sử dụng mã số LAS-XD của phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
4. Các thiết bị thí nghiệm đặt cố định tại trạm thí nghiệm hiện trường phải được kiểm định/hiệu chuẩn lại theo qui định của pháp luật về đo lường trước khi tiến hành các thí nghiệm.
5. Trước khi tiến hành các hoạt động thí nghiệm và trong thời gian 01 tháng sau khi kết thúc các hoạt động của trạm thí nghiệm hiện trường, tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho Sở Xây dựng tại địa phương nơi thực hiện dự án/công trình xây dựng. (Theo Thông tư Số: 08/2016/TT-BXD)
Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com
- Đơn giá thí nghiệm vật liệu xây dựng
- Mẫu hợp đồng thí nghiệm vật liệu xây dựng
- Danh sách các phòng thí nghiệm được công nhận LAS-XD
- Các tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng
- Hỏi đáp về thí nghiệm vật liệu xây dựng
- Thí nghiệm vật liệu xây dựng là gì ? Các quy định về lấy mẫu thí nghiệm
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !
[sc name=”tukhoa6″]