Quy trình lập hồ sơ quyết toán công trình xây dựng

21Th6 - by PHẠM BÁ QUANG - 0 - In TIN TỨC

Để làm quyết toán công trình cần phải làm gì, và trình tự một hồ sơ quyết toán công trình thì bao gồm những gì?

>>>>>>Xem thêm : Mẫu hồ sơ dự thầu dân dụng, công nghiệp

>>>>>>Xem thêm : Những lưu ý khi làm hồ sơ dự thầu

>>>>>>Xem thêm : Báo giá lập hồ sơ dự thầu

Quyết toán công trình phải làm những gì?
Bạn đang phải làm quyết toán 1 công trình nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Vậy để làm quyết toán công trình cần phải làm gì, và trình tự một hồ sơ quyết toán công trình thì bao gồm những gì?

Mỗi 1 công trình hạng mục thì kèm theo các dự toán riêng, và đặc điểm của kế toán xây dựng thì khác biệt rõ so với thương mại hay sản xuất đó là phải bóc tách chi phí và chi phí của công trình nào thì phải tập hợp vào giá trị của công trình đó. Và khi quyết toán công trình thì lại là cả 1 vấn đề nan giải không hề dễ dàng cho người làm kế toán chút nào.

Vì vậy Hồ sơ xây dựng xin chia sẻ bài viết này hy vọng những bạn làm về kế toán xây dựng có thể tìm được những kiến thức quan trọng nhất cho công việc quyết toán của mình.

Những bạn kinh nghiệm làm kế toán xây dựng còn yếu thì cần phải nắm chắc được Kiến thức cơ bản trọng tâm về kế toán xây dựng để có được cái nhìn tổng quan nhất, sau đó phân tích công việc chi tiết cụ thể thì mới có thể làm được phần quyết toán công trình.

1. Căn cứ để lập quyết toán công trình:

– Hồ sơ hoàn công

– Các biên bản nghiệm thu, bàn giao từng phần, từng loại công tác có chữ ký xác nhận của cấp trên.

– Các văn bản xác nhận của các bên và của cấp trên về khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế đã duyệt

– Đơn giá chi tiết địa phương, giá ca máy.

– Bảng định mức dự toán chi tiết.

– Bảng giá vật liệu theo thông báo hàng tháng của liên Sở xây dựng – tài chính – vật giá địa phương.

– Nếu sử dụng các loại vật liệu không có trong bảng thông báo giá vật liệu thì phải dựa trên biên lai, hóa đơn của BTC.

– Các thông tư hướng dẫn về lập dự toán và thanh quyết toán cùng với các định mức về tỷ lệ quy định các khoản chi phí.

ho so quyet toan cong trinh

2. Cách làm hồ sơ quyết toán

Nội dung lập quyết toán công trình cũng gần giống như lập dự toán

– Tính khối lượng thực tế xây dựng (theo bản vẽ hoàn công) của các loại công tác lấy đó làm căn cứ và dựa vào đơn giá chi tiết của địa phương để tính ra chi phí trực tiếp.

– Dựa theo các thông báo, hướng dẫn về lập dự toán và các quy định về các hệ số điều chỉnh (nếu có) cùng với các tỷ lệ chi phí tại thời điểm làm quyết toán (nếu có) thay đổi giữa giá cả vật liệu, thay đổi các hệ số hay các tỷ lệ quy định, hai bên chủ đầu tư và các tổ chức xây lắp nhận thầu phải thống nhất về thời điểm áp dụng đơn giá, hệ số và tỷ lệ quy định, cần tổng hợp theo các vấn đề cơ bản sau:

+ Xác định tổng số vốn thực tế đã đầu tư cho công trình bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư.

+ Xác định các khoản thiệt hại ko tính vào giá thành công trình (thiệt hại do thiên tai, dịch họa…)

+ Xác định tổng vốn đầu tư thực tế tính vào công trình:

Tổng số vốn đầu tư tính vào công trình = tổng số vốn đầu tư thực tế đầu tư xd công trình – các chi phí thiệt hại đc nhà nước cho phép ko tính vào giá thành công trình.

+ xác định giá trị tài sản cố định và phân loại TSCĐ

+ xác định đầy đủ giá trị tài sản cố định, TS lưu động của công trình đã chuyển giao cho đvị khác sử dụng để hạch toán tăng giảm vốn đầu tư.

3. Hồ sơ quyết toán công trình được lập theo thứ tự sau 

1. Quyết định chỉ thầu hoặc giao thi công; hợp đồng kinh tế (nếu có);
2. Thuyết minh hồ sơ quyết toán:
– Cơ sở lập hồ sơ;
– Các tài liệu áp dụng tính toán;
– Tổng hợp chi phí quyết toán công trình.
3. Tổng hợp kinh phí
4. Bảng tổng hợp giá trị xây lắp;
5. Bảng chênh lệch vật tư;
6. Bảng tính toán chi tiết (từng hạng mục; và diễn giải: nội dung công việc, khối lượng, đơn giá, thành tiền);
7. Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng;
8. Biên bản nghiệm thu nội bộ hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng;
9. Phiếu yêu cầu nghiệm thu;
10. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng;
11. Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng;
12. Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng;
13. Bảng tổng hợp khối lượng thi công hoàn thành (kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng ngày … tháng … năm … ; có xác nhận của chủ đầu tư, tư vấn giám sát, đơn vị thi công).
II. Hồ sơ hoàn công (tập bản vẽ hoàn công):
1. Các bản vẽ hoàn công:

Nếu như thi công đúng với thiết kế thì sử dụng lại bản vẽ thiết kế ban đầu do đơn vị tư vấn thiết kế lập và đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra; trường hợp nếu thi công không đúng với hồ sơ thiết kế thì phải vẽ theo thực tế thi công;
2. Bản vẽ hoàn công phải được đơn vị thi công, chủ đầu tư, tư vấn giám sát ký tên đóng dấu.

III. Nhật ký thi công: ghi chép toàn bộ các công việc thực hiện và phải có xác nhận của các bên tham gia.

IV. Các tài liệu khác
[sc name=”tukhoa1″]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *