Hồ sơ hoàn công là gì ?
Hồ sơ hoàn công là gì? Vai trò của thủ tục hoàn công trong xây dựng như thế nào? Đây là thủ tục vô cùngquan trọng nhưng chưa được mọi người chú ý dẫn đến những sai phạm không đáng có khi xây nhà và các công trình xây dựng.
Bài viết hôm nay, Hồ sơ xây dưungj chi sẻ cùng bạn chi tiết tới các bạn kiến thức cụ thể về thủ tục & hồ sơ hoàn công mới nhất theo quy định của Bộ Xây Dựng.
Hồ sơ hoàn công là gì?
Hồ sơ hoàn công là những tài liệu, nhật ký, lý lịch được lưu lại của từng công trình xây dựng gồm: Phê duyệt dự án, phê duyệt đầu tư, khảo sát thiết kế xây dựng, dự toán, thi công công trình. Tất cả các hồ sơ liên quan đến quá trình xây dựng nên một công trình từ A-Z gọi là hồ sơ hoàn công.
Hồ Sơ Dự Án
Khái niệm hồ sơ hoàn công
- Bản vẽ hoàn công là bản vẽ dùng để ghi lại các hạng mục chỉ tiết của công trình xây dựng sau khi đã hoàn thành theo TCXDVN 340:2005. Lập hồ sơ kỷ thuật – Thuật ngữ liên quan đến bản vẽ kỷ thuật , thuật ngữ chung và các bản vẽ theo quy định được Bộ Xây Dựng ban hành ngày 08/08/2005 số 27/2005/QĐ-BXD.
- Bản vẽ hoàn công là bản vẽ từng bộ phận công trình, công trình xây dựng đã được hoàn thành. Trong đó thể hiện tỷ lệ giữa kích thước thực tế và kích thước thiết kế, dựa trên cơ sở bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi trong quá trình thực hiện so với thiết kế đã được phê duyệt trước đó phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công
Tóm lại bản vẽ hoàn công là bản vẽ lưu lại lưu lại hiện trạng, cấu trúc từng hạng mục, từng bộ phận, từng công trình dựa trên hệ tỏa độ và hệ cao độ dùng để thi công.
Nội dung hoàn công:
Các nội dung hoàn công bao gồm hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng được quy định và hướng dẫn theo thông thư số 12/2005/TT-BXD ban hành.
Nội dung hoàn công:
Các nội dung hoàn công bao gồm hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng được quy định và hướng dẫn theo thông thư số 12/2005/TT-BXD ban hành.
I. Hồ sơ pháp lý của dự án ( Chủ đầu tư cung cấp)
- 1. Quyết định phê duyệt dự án phân ra từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án cấp có thẩm quyền
- 2. Văn bản chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng các các công trình thành phần liên quan tới dự án gồm: Sử dụng điện, sử dụng nước, khải thác khoảng sản, cấp thoát nước, giao thông…
- 3. Hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và các bên liên quan gồm: Nhà thầu tư vấn, khảo sát thiết kế, nhà thầu thi công, nhà . thầu giám sát…
- 4. Các tài liệu, hồ sơ chứng minh năng lực của các đơn vị liên quan như: nhà thầu tư vấn, khảo sát thiết kế, thi công xây dựng, đơn vị cung cấp…
- 5. Kết quả thẩm định thiết kế do cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo phần thiết kế cơ sở được quy định
- 6. Biên bản của sở xây dựng việc kiểm tra về quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư. Nghiệm thu từng hạng mục thành phần, toàn bộ công trình và đưa vào sử dụng.
II. Tài liệu chất lượng (Nhà thầu xây dựng cung cấp)
- 1. Bản vẽ hoàn công từng hạng mục và toàn bộ kiến trúc công trình: Kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỷ thuật công trình .. (danh mục và bản vẽ kèm theo)
- 2. Các chứng chỉ chất lượng, kỷ thuật của các vật liệu sử dụng vào thi công công trình: Xi măng, gạch, đất, cát, cọc..
- 3. Các phiếu kiểm tra chất lượng định kỳ đối với các vật liệu đưa vào sử dụng: cọc, xi măng, vữa, cát… do các trung tâm được nhà nước cấp phép tiến hành.
- 4. Các chứng chỉ về chất lượng, quy cách, hợp quy phục vụ trong quá trình sản xuất và hệ thống lắp đặt trong công trình do nhà sản xuất cung cấp
- 5. Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư, trang thiết bị kỷ thuật lắp đặt ở công trình của các đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định
- 6. Biên bản nghiệm thu công trình trong quá trình xây dựng, lắp đặt trang thiết bị kỷ thuật. Kèm theo mỗi biên bản nghiệm thu là bản vẽ hoàn công của từng danh mục thành phần.
- 7. Biên bản nghiệm thu của các thiết bị gồm: chạy không tải, chạy có tải báo cáo kết quả kiểm tra, điều chỉnh vận hành thiết bị.
- 8. Biên bản nghiệm thu các: Thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị bảo vệ, thiết bị phòng cháy chửa cháy (PCCC).
- 9. Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh. đánh giá tác động môi trường của dự án trong quá trình vận hành.
- 10. Biên bản báo cáo kết quả thí nghiệm tại hiện trường gồm: giá cố nền móng, chất lượng cọc bê tông, cường độ chịu tải của cọc, độ nghiêng công trình, kế cấu công trình, bể thải, bể chứa, sức chịu tải của đường nước, chịu tải đường điện..
- 11. Báo cáo chất lượng kiểm tra chất lượng các hạng mục kết cấu kim loại: các mối hàn, đường ống áp lực, bể chứa kim loại
- 12. Các tài liệu trắc địa, khoan thăm do độ biến dạng của các hạng mục công trình, toàn bộ công trình và các công trình lân cận trong vi phạm lún anh hưởng trong quá trình xây dựng.
- 13. Nhật ký, lý lịch thiết bị máy móc sử dụng lắp đặt trong công trình, hướng dẫn sử dụng, vận hành, quy trình bảo trì, bão dưỡng, bảo hành thiết bị
- 14. Văn bản nghiệm thu chấp thuận hệ thống công nghệ kỷ thuật của công trình do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp về: Bảo vệ môi trường, phòng trừ cháy nổ, an toàn lao động, chống sét, giấy phép xây dựng, chỉ giới đất xây dựng, an toàn giao thông..
Tác dụng của hồ sơ hoàn công
- 1. Làm cơ sở nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu từng hạng mục xây dựng, toàn bộ công trình, và đưa vào vận hành sử dụng
- 2. Làm cơ sở thanh quyết toán phục vụ cho công tác kiểm toán
- 3. Giúp các đơn vị có chức năng, cơ quan nghiên cứu tìm lại số liệu khi liên quan tới công trình khi cần
- 4. Là cơ sở xây dựng phương án bảo vệ công trình
- 5. Là hồ sơ chỉ dẫn phục vụ giúp cho các tổ chức, cá nhận, hiểu rỏ và vận hành công trình
- 6. Là hồ sơ hiện trạng phục vụ cho việc thiết kế, mở rộng, cải tạo, nâng cấp công trình khi cần thiết.
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉