Chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị và Kiểm định máy móc thiết bị có giống nhau không?

15Th3 - by admin - 0 - In TIN TỨC

Gần đây, Hồ sơ xây dựng nhận được rất nhiều câu hỏi thắc mắc của Quý doanh nghiệp hỏi: “Chúng tôi đã chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị rồi thì có cần kiểm định không?

Để doanh nghiệp hiểu rõ về các quy định ứng dụng trong doanh nghiệp, Hồ sơ xây dựng xin giải đáp thắc mắc của quý vị. Chúng ta cần hiểu bản chất của hai hoạt động này.

“Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khi nhà xưởng sử dụng các thiết bị máy móc có nguy cơ mất an toàn thì cần phải kiểm soát. Nếu việc kiểm tra máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (sau đây gọi tắt là máy móc thiết bị) không được chú trọng, thì rất dễ gây ra những sai hỏng trong quá trình sản xuất, thâm hụt chi phí, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người lao động.

Xác định được tầm quan trọng của việc vận hành an toàn máy móc thiết bị trong sản xuất, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành các quy định cho các máy móc thiết bị trong danh mục có nguy cơ gây mất an toàn.

1. Chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị

Chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị là hoạt động đánh giá, xác định đối tượng sao cho phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, nhằm bảo vệ người sử dụng, đảm bảo thiết bị, máy móc phải được vận hành một các an toàn. Từ đó, các máy móc thiết bị không đạt chuẩn về chất lượng lưu hành trên thị trường sẽ bị loại bỏ để đảm bảo an toàn cho người vận hành thiết bị.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật cho một số thiết bị sau:

STT Tên sản phẩm, hàng hóa Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
1 Nồi hơi, bình chịu áp lực QCVN 01:2008/BLĐTBXH
2 Thiết bị nâng QCVN 07:2012/BLĐTBXH
3 Thang máy điện QCVN 02:2011/BLĐTBXH
4 Pa lăng điện QCVN 13:2013/BLĐTBXH
5 Thang cuốn, Băng tải chở người QCVN 11:2012/BLĐTBXH
6 Xe nâng hàng dùng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên QCVN 25:2015/BLĐTBXH
7 Dụng cụ điện cầm tay chuyển động bằng động cơ QCVN 12:2012/BLĐTBXH
8 Hệ thống lạnh QCVN 21:2015/BLĐTBXH
9 Găng tay cách điện QCVN 24:2014/BLĐTBXH
10 Ủng cách điện QCVN 15:2013/BLĐTBXH
11 Mặt nạ phòng độc QCVN 10:2012/BLĐTBXH
12 Mũ an toàn công nghiệp QCVN 06:2012/BLĐTBXH
13 Bán mặt nạ lọc bụi QCVN 08:2012/BLĐTBXH
14 Hệ thống chống rơi ngã cá nhân QCVN 23:2014/BLĐTBXH
15 Ống cách điện chứa bọt và sào cách điện QCVN 14:2013/BLĐTBXH
16 Kính hàn QCVN 27:2016/BLĐTBXH

2. Kiểm định kỹ thuật an toàn máy móc thiết bị

Kiểm định kỹ thuật an toàn máy móc thiết bị là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng các thiết bị nằm trong danh mục có yêu cầu kiểm định an toàn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương.

Nồi hơi và thiết bị áp lực: Nồi hơi, Nồi đung nước nóng; Nồi gia nhiệt; Bình áp lực; Bồn, Bể có áp lực; Chai chứa khí; Máy nén khí
Danh mục Thang máy, Thang cuốn
các thiết bị

có yêu cầu

Thiết bị nâng: Xe nâng, Cần trục, Cổng trục, Vận thăng, Cẩu tháp, Palang, Tời nâng, Sàn nâng…
kiểm định Hệ thống lạnh
Hệ thống đường ống dẫn hơi nước và nước nóng
Đường ống dẫn khí; Hệ thống chiết xuất điều chế khí; Hệ thống khí y tế; Hệ thống gas

Những thiết bị này được liệt kê trong Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đây đều là những thiết bị có mức độ rủi ro cao, khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản và môi trường. Chính vì lý do này, thiết bị phải được kiểm định và đăng ký trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, thiết bị phải được kiểm định định kỳ (thời gian giữa 02 lần đăng ký kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng của từng loại thiết bị theo quy định pháp luật).

Như vậy,

Hoạt động Chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị và hoạt động Kiểm định máy móc thiết bị có giống nhau không?

Theo quy định hiện hành, hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động độc lập với chứng nhận hợp quy. Đây là hai hoạt động bắt buộc cần phải thực hiện theo quy định của nhà nước, tuy nhiên mỗi hoạt động lại có căn cứ pháp lý khác nhau và cách thức thực hiện cũng khác nhau.

Do vậy, nếu đã có chứng chỉ hợp quy, doanh nghiệp vẫn cần hoạt động kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.”

Hiện tại, Hồ sơ xây dựng có thể thực hiện đồng thời hai hoạt động này nhằm hỗ trợ tối ưu nhất cho doanh nghiệp.


Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉