Bản vẽ Shop Drawing là gì?

10Th4 - by admin - 0 - In TIN TỨC

Khái niệm Shop drawing gặp thường xuyên với các kỹ sư làm cho nhà thầu và chủ đầu tư nước ngoài, ít gặp hơn với các nhà thầu làm việc trong các dự án trong nước.

Shop drawing là gì?

Khái niệm shop drawing gặp thường xuyên với các kỹ sư làm cho nhà thầu và chủ đầu tư nước ngoài, ít gặp hơn với các nhà thầu làm việc trong các dự án trong nước. Nguyên nhân là do cách triển khai dự án từ khâu thiết kế đến khâu bản vẽ thi công trên công trường có khác nhau.

Với cách triển khai bản vẽ thiết kế các dự án kiểu Việt Nam

Với các dự án Việt Nam, tùy vào từng dự án, từng cấp công trình mà giai đoạn thiết kế được chia ra làm 2 bước hay 3 bước gồm:

Bản vẽ thi công là bản vẽ cuối cùng làm căn cứ để làm thi công ngoài công trường.

Cách triển khai bản vẽ với các dự án nước ngoài

Các dự án nước ngoài đơn vị tư vấn thiết kế thường chỉ làm 2 loại bản vẽ:

  • Bản vẽ phương án sơ bộ ( Concept drawing)
  • Bản vẽ chấp thuận ( Approved drawing)

Bản vẽ chấp thuận thể hiện được toàn bộ ý đồ thiết kế cũng như các các loại vật liệu sử dụng trong dự án. Đây là bản vẽ được căn cứ để chủ đầu tư làm việc với các nhà thầu thi công như nhà thầu xây dựng, nhà thầu hoàn thiện, nhà thầu cơ điện ME

Tuy nhiên, bản vẽ Approved chỉ là  bản vẽ phương án và để thi công, nhà thầu thi công sẽ phải thực hiện một bước tiếp theo là làm bản vẽ Shop drawing, đây là bản vẽ chi tiết nhất làm căn cứ để thi công trên công trường.

Về cơ bản, bản vẽ Shop drawing do nhà thầu thi công thực hiện nên bản vẽ Shop drawing luôn chính xác và chi tiết hơn nhiều so với bản vẽ thi công mà cách  các dự án trong nước đang thực hiện.

 

Xem ngay: Nhà thầu xây dựng uy tín nhất hiện nay.

Các loại bản vẽ Shopdrawing

Tùy vào từng nhà thầu và các hạng mục thi công mà có nhiều loại bản vẽ Shop drawing:

  • Shop drawing phần xây dựng
  • Shop drawing phần kết cấu thép
  • Shop drawing hạng mục ốp lát
  • Shopdrawing hạng mục trần vách thạch cao
  • Shop drawing hạng mục điện chiếu sáng trong nhà, …

Ngày nay với sự hỗ trợ của các phần mềm và đặc biệt là mô hình 3D thông tin xây dựng BIM, việc triển khai bản vẽ shop drawing trở nên dễ dàng với độ chính xác tuyệt đối.

Triển khai bản vẽ shop drawing kết cấu thép bằng phần mềm TEKLA

Với hạng mục kết cấu thép, hiện nay các công ty kết cấu thép, nhà thép tiền chế đã bắt kịp xu thế của thế giới khi sử dụng các phầm mềm BIM như Tekla, Revit… vào mô hình không gian 3D và từ đó xuất ra bản vẽ Shop drawing rất dễ dàng với sự chính xác tuyệt đối.

Mô hình Tekla

Mô hình Tekla 3D và xuất bản vẽ shopdrawings

Azhome Group cũng đang làm theo cách này và từ đó, làm căn cứ cho các công tác tiếp theo như công tác đặt vật liệu, công tác gia công sản xuất, công tác lắp dựng và quản lý dự án.

Kết luận

Qua bài viết bạn đã hiểu Shop Drawing là gì . Với kiến thức có được hy vọng các bạn áp dụng vào thực tiến cho hoạt động của mình. Rất mong sự phản hồi đóng góp ý kiến phản hồi từ quý độc giả để Hồ sơ xây dựng ngày càng hoàn thiện nội dung hơn


Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉