Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình

8Th6 - by admin - 0 - In TIN TỨC

Bảng phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình trong quản lý dự án đầu tư xây dựng. Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định mới nhất năm 2021: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C?

Cùng với sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển mạnh mẽ của Ngàng xây dựng của đất nước những năm qua công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của ngành luôn được Nhà nước coi trọng và phát huy hiệu quả trong đó nổi bật nhất là hoạt động đầu tư các dự án xây dựng công trình. Hoạt động đầu tư là nhằm mục đích thu được những kết quả nhất định lớn hơn so với nguồn lực đã bỏ ra.

Kết quả này cũng biểu hiện dưới nhiều hình thức: với chủ đầu tư đó là lợi nhuận, với nền kinh tế đó là sự thoả mãn nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, đóng góp cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho các thành viên trong xã hội. Với vai trò quan trọng như vậy trong quá trình phát triển của đất nước hoạt động đầu tư xây dựng công trình đã được phân loại nhằm đảm bảo quá trình quản lý.

Mục đích của phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình là để phân cấp quản lý của cơ quan có thẩm quyền nhằm giám sát quá trình thi công, nhằm quản lý năng lực của tổ chức, cá nhân hành nghề lập dự án và quản lý dự án; ngoài ra còn để quản lý các chi phí phát trình trong quá trình thực hiện dự án.

Giải thích cái khái niệm:

Đầu tư: Theo Luật Đầu tư 2014 Đầu tư được hiểu là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ngoài ra đầu tư còn được định nghĩa là hoạt động sử dụng các nguồn lực trong một thời gian dài nhằm mục đích thu về lợi nhuận hoặc các mục đích về kinh tế xã hội. Thực chất đầu tư là hoạt động kiếm lợi nhuận cho chủ đầu tư và mang lợi ích cho kinh tế xã hội.

Dự án đầu tư: là tập hợp các đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định

1. Đặc điểm của dự án đầu tư và dự án đầu tư xây dựng công trình

– Đặc điểm của dự án đầu tư:

Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

 +Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

+Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau nhằm đạt được những mục đích đã đề ra thông qua nguồn lực đã xác định như vấn đề thị trường, sản phẩm, công nghệ, kinh tế , tài chính…

Vậy, dự án đầu tư phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể. Đầu vào là lao động, nguyên vật liệu, đất đai, tiền vốn… Đầu ra là các sản phẩm dịch vụ. Sử dụng đầu vào được hiểu là sử dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các
luật lệ…

-Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Các giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa độc lập tương đối với nhau tạo thành chu trình của dự án. Chu trình của dự án được chia làm 3 giai đoạn:Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định sự thành công hay thất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Đối với chủ đầu tư và nhà tài trợ, việc xem xét đánh giá các giai đoạn của chu trình dự án là rất quan trọng. Nhưng đứng ở các góc độ khác nhau, mỗi người có mối quan tâm và xem xét các giai đoạn và chu trình cũng khác nhau. Chủ đầu tư phải nắm vững ba giai đoạn, thực hiện đúng trình tự. Đó là điều kiện để đảm bảo đầu tư đúng cơ hội và có hiệu quả.

– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng là những tài sản cố định, có chức năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan, đơn vị cùng tạo ra.

– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có quy mô lớn, kết cấu phức tạp.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình

– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.

– Dự án đầu tư xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá nghệ thuật và quốc phòng.

2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình 

– Nếu Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án. Dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C. Trong đó:

3. Dự án quan trọng quốc gia bao gồm những dự án nào?

Theo tổng mức đầu tư:Dự án sử dụng vốn đầu tư công 10.000 tỷ đồng trở lên. Theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, không phân biệt tổng mức đầu tư bao gồm: Nhà máy điện hạt nhân; Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

4. Dự án nhóm A bao gồm những loại dự án nào?

Không phân biệt tổng mức đầu tư: Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt, Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh. Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia. Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ. Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất.Không phân biệt tổng mức đầu tư

Xem thêm: Quy định về thời gian thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Dự án từ 2300 tỷ đồng trở lên bao gồm: Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở.

Dự án từ 1500 tỷ đồng trở lên bao gồm:. Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1 Mục II.2 Nghị định 59/2015/NĐ-CP; Thủy lợi; Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4 Mục II.2; Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5 Mục II.2; Bưu chính, viễn thông.

Dự án từ 1000 tỷ trở lên bao gồm: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các Mục I.1, I.2 và I.3.

Dự án từ 800 tỷ trở lên bao gồm:Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại Mục II.2.

5. Dự án nhóm B bao gồm các dự án nào?

Dự án từ 120 tỷ đến 2300 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực quy định tại Mục II phụ lục Nghị định 59/2015 NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực như sau:Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở.

Dự án từ 80 tỷ đến 1500 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực quy định tại Mục II.3 phụ lục Nghị định 59/2015/NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực như sau: Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1 Mục II.2 Nghị định 59/2015/NĐ-CP; Thủy lợi; Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4 Mục II.2; Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5 Mục II.2; Bưu chính, viễn thông.

Dự án từ 60 tỷ đến 1000 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4 phụ lục Nghị định 59/2015/NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực :Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các Mục I.1, I.2 và I.3.

Xem thêm: Mẫu tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình

Dự án từ 45 tỷ đến 800 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực sau đây:Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại Mục II.2.

6. Dự án nhóm C bao gồm các dự án nào?

Dự án dưới 120 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực quy định tại Mục II phụ lục Nghị định 59/2015 NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực như sau:Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở.

Dự án dưới 80 tỷ đồng thuộc các các lĩnh vực quy định tại Mục II.3 phụ lục Nghị định 59/2015/NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực như sau: Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1 Mục II.2 Nghị định 59/2015/NĐ-CP; Thủy lợi; Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4 Mục II.2; Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5 Mục II.2; Bưu chính, viễn thông.

Dự án dưới 60 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4 phụ lục Nghị định 59/2015/NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực :Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các Mục I.1, I.2 và I.3.

Dự án dưới 45 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP bao gồm các lĩnh vực sau đây:Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại Mục II.2.

–  Nếu dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

+ Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

+ Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

-Nếu dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm:

+Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách

+Dự án sử dụng vốn khác.

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hosoxaydung.com

  1. Chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án đầu tư công
  2. Cách tính và định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng
  3. Điều kiện năng lực đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
  4. Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
  5. Quy định các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
  6. Thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
  7. Hướng dẫn thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
  8. Quy định về thời gian thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
  9. Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình mới nhất năm 2021

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hosoxaydung.com. Chúc các bạn thành công !


Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉