Các bước xử lý khối lượng phát sinh trong thực tế

4Th5 - by admin - 0 - In TIN TỨC

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn ” Các bước xử lý tăng giảm khối lượng phát sinh ” ở đây tôi sẽ chia sẻ cái gọi là lý thuyết xuông và thực tế nó phũ phàng như thế nào. Và đây chỉ mang tính chất chia sẻ và tham khảo các bạn nhé vì mỗi nơi lại có cách xử lý khác nhau.

Nào anh em cùng tham khảo từ Hồ sơ xây dựng nhé !

  • Bước 1. Phê duyệt phần phát sinh tăng giảm
  • Bên Thi công và Tư vấn Giám sát làm công văn thông báo cho chủ đầu tư được biết và đề xuất phương án xử lý
  • Bên Chủ đầu tư thông báo cho bằng công văn cho Tư vấn thiết kế được biết và đánh công văn trả lời lại Đơn vị Thi công + Tư vấn giám sát + Tư vấn thiết kế hẹn ngày kiểm tra hiện trường
  • Bước 2: Tổ chức kiểm tra hiện trường
  • Các bên liên quan đúng lịch hẹn đến ngày xuống công trình kiểm tra hiện trường thi công
  • Làm biên bản kiểm tra hiện trường về việc phát sinh khối lượng tăng giảm, các bên gồm: Đại diện Chủ đầu tư, Đại diện Tư vấn giám sát, Đại diện Tư vấn thiết kế, Đại diện Đơn vị thi công, Đại diện Đơn vị quản lý sử dụng tất cả có ký tá và đóng dấu đầy đủ
  • Biên bản xác nhận khối lượng tăng giảm: Đại diện Chủ đầu tư, Đại diện Tư vấn giám sát, Đại diện Tư vấn thiết kế, Đại diện Đơn vị thi công tất cả có ký tá và đóng dấu đầy đủ
  • Bước 3: Tổ chức điều chỉnh dự toán và bản vẽ
  • Đơn vị Tư vấn thiết kế lập dự toán phần phát sinh (lưu ý: phần dự toán này phải nhở hơn Chi phí dự phòng do bộ quy định). Và thiết kế bổ sung bản vẽ phần tăng giảm khối lượng
  • Quá trình tiếp theo giống như trình để phê duyệt thiết kế, dự toán ban đầu. (phần này do chủ đầu tư làm đề trình lên bộ phê duyệt)
  • Bước 4: Đợi quyết định phê duyệt của bộ tiến hành ký phụ lục hợp đồng
  • Sau khi có Quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán (Trong đó có phần phát sinh tăng giảm) nhà thầu ký phụ lục hợp đồng với Chủ đầu tư về phần phát sinh đó.
  • Tiến hành lập bảng đơn giá phần phát sinh giống như hồ sơ đề xuất hoặc đấu thầu (Thông thường số tiền trong bảng bằng đúng số tiền dự toán phát sinh).
  • Bước 5: Đơn vị thi công tiến hành thi công tiếp tục
  • Làm căn cứ làm biên bản xác nhận khối lượng sau này
  • Làm biên bản nghiệm thu
  • Căn cứ vào bảng đơn giá này để làm phụ lục 3a thanh toán

kế toán xây dựng

Các bước xử lý phát sinh tăng giảm với chủ đầu tư

ke-toan-excel-xay-dung-5

II- Thực tế ra sao ?

  • Câu hỏi: Công ty em có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ công trình, đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình thì có điều chỉnh giảm khối lượng xây dựng công trình như sau:
  • Giá trị đã xuất hóa đơn: 987.085.980 đồng.
  • Giá trị quyết toán: 889.570.197 đồng.
  • Tổng già trị giảm: 97.515.783 đồng
  • Như vậy em phải ghi xuất hóa đơn giảm ghi như thế nào và khai thuế ra sao?
  • Trường hợp của em theo trình bày khi công trình hoàn thành bàn giao từng hạng mục đã lập hoá đơn, tính, kê khai và nộp thuế GTGT là phù hợp với quy định.
  • Nay quyết toán giá trị công trình thấp hơn so với giá trị đã lập hoá đơn thì hai bên lập biên bản ghi nhận việc điều chỉnh giảm và Em xuất hoá đơn điều chỉnh, ghi rõ điều chỉnh giảm giá trị cho công trình … hoá đơn số …. ngày…, tháng …, năm …
  • Hoá đơn này là căn cứ để Công ty em kê khai điều chỉnh giảm doanh số, thuế GTGT đầu ra; khách hàng kê khai điều chỉnh giảm theo qui định.
  • Khi xuất hóa đơn bạn ghi rõ nội dung “Điều chỉnh giảm khối lượng theo…(căn cứ vào đâu thì ghi vào nhé).
  • Còn phần kê khai em vẫn kê khai vào bảng kê bình thường và ghi số trong ngoặc kép nhé( cả phần doanh số chưa thuế và phần thuế).
  • Như vậy số liệu ở chỉ tiêu [36] trên tờ khai của em sẽ hiển thị số âm có nghĩa số thuế phải nộp của em sẽ tương ứng với số ghi giảm.
  • Khi có yêu cầu của chủ đầu tư hay đơn vị thi công về:
  • Bổ sung khối lượng hay thay đổi thiết kế thì thường bên yêu cầu lập Biên bản hiện trường ghi rõ nội dung thay đổi có bản vẽ sơ bộ,
  • Khối lượng khái toán được chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị giám sát,đơn vị Thiết kế đồng ý ký là đủ điều kiện thi công ( mất vài ngày ).
  • Còn việc hoàn thiện T.kế, dự toán, bổ sung vốn hay lấy từ khoản dự phòng thì để sau.

Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé

Bài viết liên quan cùng lĩnh vực tại Hồ sơ xây dựng

  1. Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh công trình
  2. Các bước xử lý khối lượng phát sinh trong thực tế
  3. Các căn cứ và quy định xử lý khối lượng phát sinh
  4. Hướng dẫn làm thanh toán khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng theo giai đoạn
  5. Xử lý tình huống khi khối lượng phát sinh vượt giá gói thầu

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !


Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉