Chi phí thiết bị là gì ? Xác định thiết bị trong dự toán xây dựng công trình
Chi phí thiết bị trong dự toán xây dựng công trình
- Đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước, chủ đầu tư căn cứ khối lượng tính theo thiết kế và nguyên tắc quy định tại (CDPL) để xác định chi phí thiết bị, hoặc vận dụng theo quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước
- Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, chi phí thiết bị xác định theo quy định tại (CDPL mục I.2) như sau:
ü Công thức tính chi phí thiết bị Gtb = Gms + Gđt + Glđ, trong đó: Gms là chi phí mua sắm thiết bị, Gđt là chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), Glđ là chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị
ü Từng khoản mục chi phí xác định như sau:
1. Xác định chi phí mua sắm thiết bị (Gms)
Công thức tính Gms = ∑Gmsi, trong đó: ∑Gmsi là tổng chi phí mua sắm các loại thiết bị, Gmsi là chi phí mua sắm loại thiết bị thứ i
Chi phí mua sắm loại thiết bị thứ i tính theo công thức Gmsi = Qi x Mi, trong đó:
- Qi là khối lượng hoặc số lượng loại thiết bị thứ i, được xác định theo thiết kế
- Mi là giá loại thiết bị thứ i (tính cho 1 đơn vị khối lượng hoặc 1 đơn vị số lượng thiết bị)
ü Giá loại thiết bị thứ i xác định theo công thức Mi = G + Cvc + Clk + Cbq + T, trong đó:
o G là đơn giá thiết bị tại nơi mua (đối với thiết bị trong nước) hoặc tại cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã bao gồm chi phí thiết kế và giám sát chế tạo thiết bị
o Cvc là đơn giá vận chuyển thiết bị từ nơi mua (đối với thiết bị trong nước) hoặc từ cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đến hiện trường công trình
o Clk là đơn giá lưu kho, bãi, container (đối với thiết bị nhập khẩu)
o Cbq là đơn giá bảo quản, bảo dưỡng thiết bị tại hiện trường
o T là các loại thuế và phí liên quan
ü Đối với thiết bị không xác định được giá theo công thức trên thì giá thiết bị (Mi) lấy theo báo giá thấp nhất của các nhà sản xuất/cung cấp hoặc lấy theo giá thiết bị tương tự tại các công trình đã và đang thực hiện
ü Đối với thiết bị cần sản xuất, gia công thì giá thiết bị (Mi) xác định theo khối lượng và đơn giá sản xuất, gia công hoặc theo báo giá gia công của các nhà sản xuất hoặc lấy theo giá gia công thiết bị tương tự tại các công trình đã và đang thực hiện
2. Xác định chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (Gđt)
Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ xác định bằng dự toán hoặc tạm tính
- Trường hợp xác định bằng dự toán thì vận dụng theo cách lập dự toán chi phí tư vấn được hướng dẫn tại (CDPL) như sau:
ü Nội dung dự toán bao gồm các khoản chi phí: chi phí chuyên gia, chi phí quản lý, chi phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí dự phòng
ü Giá trị dự toán được xác định theo công thức Gđt=Ccg+Cql+Ck+TN+VAT+Cdp
o Ccg là chi phí chuyên gia = số lượng chuyên gia x thời gian làm việc x tiền lương
– Số lượng chuyên gia và thời gian làm việc xác định tùy thuộc yêu cầu công việc
– Tiền lương chuyên gia nước ngoài (nếu có) xác định theo thị trường, tiền lương chuyên gia trong nước xác định như sau:
+ Mức lương theo tháng theo quy định tại đây
+ Mức lương theo tuần, ngày, giờ theo quy định tại đây
o Cql là chi phí quản lý = Ccg x N
– Nếu Ccg < 1 tỷ đồng thì N = 55%
– Nếu Ccg > 1 đến < 5 tỷ đồng thì N = 50%
– Nếu Ccg > 5 tỷ đồng thì N = 45%
o Ck là chi phí khác: văn phòng phẩm, khấu hao thiết bị, phần mềm, hội họp,…
o TN là thu nhập chịu thuế tính trước = 6% x (Ccg + Cql)
o VAT là thuế GTGT = V x (Ccg + Cql + Ck + TN)
– V = 0% đối với các trường hợp quy định tại (CDPL)
– V = 5% đối với các trường hợp quy định tại (CDPL)
– V = 10% đối với các trường hợp quy định tại (CDPL)
o Cdp là chi phí dự phòng = 10% x (Ccg + Cql + Ck + TN + VAT)
- Trường hợp tạm tính thì lấy theo chi phí của công trình tương tự đã và đang thực hiện
3. Xác định chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị (Glđ)
Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị (sau đây gọi chung là chi phí lắp đặt) xác định bằng dự toán như đối với chi phí xây dựng
Công thức tính chi phí Glđ = VL + NC + M + C + TL + VAT, trong đó: VL là chi phí vật liệu, NC là chi phí nhân công, M là chi phí máy thi công, C là chi phí chung, TL là thu nhập chịu thuế tính trước, VAT là thuế giá trị gia tăng
3.1. Tính chi phí vật liệu (VL)
Chi phí vật liệu tính theo công thức VL = ∑VLi, trong đó: ∑VLi là tổng chi phí vật liệu của công tác lắp đặt tất cả các loại thiết bị
Chi phí vật liệu của công tác lắp đặt loại thiết bị thứ i được xác định theo công thức VLi = Qi x Dvli, trong đó:
ü Qi là khối lượng hoặc số lượng loại thiết bị thứ i, được xác định theo thiết kế
ü Dvli là chi phí vật liệu lắp đặt 1 đơn vị khối lượng hoặc 1 đơn vị số lượng loại thiết bị thứ i, được tính theo công thức tính Dvli = ∑(Vj x Gvlj) x (1 + Kvli), trong đó:
– ∑(Vj x Gvlj) là tổng chi phí các loại vật liệu
– Vj là mức hao phí vật liệu thứ j được xác định theo định mức dự toán xây dựng
– Gvlj là giá vật liệu thứ j (chưa bao gồm thuế VAT) đến hiện trường công trình, được xác định theo công bố của địa phương
+ Trường hợp giá vật liệu chưa tính đến hiện trường công trình thì xác định giá đến hiện trường theo hướng dẫn tại (CDPL mục I.2.4), công thức tính Gvl = Gng + Cvc + Cbx + Cvcnb + Chh, trong đó:
* Gng là giá vật liệu tại nguồn cung cấp (giá trên phương tiện vận chuyển)
* Cvc là chi phí vận chuyển đến công trình được xác định theo cự ly, cấp đường, phương tiện vận chuyển và cước phí vận chuyển do UBND cấp tỉnh ban hành (nếu nhà sản xuất/nhà cung cấp chiết khấu chi phí vận chuyển thì Cvc = 0)
* Cbx là chi phí bốc xếp (nếu có)
* Cvcnb là chi phí vận chuyển nội bộ công trình (nếu có)
* Chh là chi phí hao hụt bảo quản tại hiện trường (nếu có)
+ Các vật liệu không có giá công bố hoặc giá công bố không phù hợp thì lấy theo báo giá của nhà sản xuất/nhà cung cấp, hoặc giá vật liệu tương tự đã sử dụng ở công trình khác
+ Đối với vật liệu nhập khẩu:
* Vật liệu mà trong nước không có thì lấy theo báo giá thấp nhất của nhà sản xuất/nhà cung cấp
* Vật liệu mà trong nước có nhưng phải nhập khẩu theo hiệp định vay vốn của nhà tài trợ ODA thì lấy theo báo giá nhập khẩu
– Kvli là hệ số chi phí vật liệu khác được tính bằng định mức tỷ lệ % trong định mức dự toán xây dựng
3.2. Tính chi phí nhân công (NC)
Chi phí nhân công tính theo công thức NC = ∑NCi, trong đó: ∑NCi là tổng chi phí nhân công của công tác lắp đặt tất cả các loại thiết bị
Chi phí nhân công của công tác lắp đặt loại thiết bị thứ i được xác định theo công thức NCi = Qi x Dnci, trong đó:
ü Qi là khối lượng hoặc số lượng loại thiết bị thứ i, được xác định theo thiết kế
ü Dnci là chi phí nhân công lắp đặt 1 đơn vị khối lượng hoặc 1 đơn vị số lượng loại thiết bị thứ i, được tính theo công thức tính Dnci = ∑(Nj x Gncj), trong đó:
o ∑(Nj x Gncj) là tổng chi phí các loại nhân công
o Nj là mức hao phí nhân công thứ j được xác định theo định mức dự toán xây dựng
o Gncj là giá nhân công thứ j, được xác định theo công bố của địa phương
Trường hợp làm việc ban đêm (từ 22h đến 6h sáng theo quy định tại CDPL) thì chi phí nhân công (Dnci) được nhân với hệ số làm đêm Kđ = 1,3
3.3. Tính chi phí máy thi công (M)
Chi phí máy thi công tính theo công thức M = ∑Mi, trong đó: ∑Mi là tổng chi phí máy thi công của công tác lắp đặt tất cả các loại thiết bị
Chi phí máy thi công của công tác lắp đặt loại thiết bị thứ i được xác định theo công thức Mi = Qi x Dmi, trong đó:
ü Qi là khối lượng hoặc số lượng loại thiết bị thứ i, được xác định theo thiết kế
ü Dmi là chi phí máy thi công lắp đặt 1 đơn vị khối lượng hoặc 1 đơn vị số lượng loại thiết bị thứ i, được tính theo công thức tính Dmi = ∑(Mj x Gmj) x (1 + Kmi), trong đó:
o ∑(Mj x Gmj) là tổng chi phí các loại máy công
o Mj là mức hao phí loại máy thi công thứ j được xác định theo định mức dự toán xây dựng
o Gmj là giá ca máy loại máy thi công thứ j, được xác định theo công bố của địa phương
Các máy không có giá công bố hoặc giá công bố không phù hợp thì xác định giá ca máy theo hướng dẫn tại (CDPL)
o Kmi là hệ số chi phí máy khác được tính bằng định mức tỷ lệ % trong định mức dự toán xây dựng
Trường hợp làm việc ban đêm (từ 22h đến 6h sáng theo quy định tại CDPL) thì chi phí máy thi công (Dmi) được nhân với hệ số làm đêm Kđ = 1 + g x 1,3 (trong đó: g là tỷ lệ tiền lương trong giá ca máy, 1,3 là hệ số nhân công làm đêm)
3.4. Tính chi phí chung (C)
Chi phí chung được xác định theo tỷ lệ (%) trên chi phí nhân công theo quy định tại (CDPL)
Công thức tính C = NC x Dc x K, trong đó:
ü C là chi phí chung
ü NC là chi phí nhân công
ü Dc là định mức chi phí chung tương ứng với NC
Trường hợp NC nằm giữa 2 mức chi phí trong bảng định mức thì Dc được nội suy theo công thức Dc = D2 – (D2 – D1)/(NC1 – NC2) x (NC – NC2), trong đó:
o NC1 là mức chi phí nhân công cận trên (NC1 > NC)
o NC2 là mức chi phí nhân công cận dưới (NC2 < NC)
o D1 là định mức tương ứng với NC1
o D2 là định mức tương ứng với NC2
ü K là hệ số điều chỉnh đối với công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, trên biển và hải đảo: K = 1,05 ÷ 1,1
3.5. Tính thu nhập chịu thuế tính trước (TL)
Thu nhập chịu thuế tính trước xác định theo định mức tỷ lệ (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung theo quy định tại (CDPL)
Công thức tính TL = (T + C) x Dt, trong đó:
ü TL là thu nhập chịu thuế tính trước
ü T là chi phí trực tiếp = VL + NC + M
ü C là chi phí chung
ü Dt là định mức tỷ lệ (%)
3.6. Xác định thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế giá trị gia tăng được xác định theo công thức VAT = (T + C + TL) x V, trong đó V là mức thuế suất thuế VAT xác định như sau:
ü V = 0% đối với các trường hợp quy định tại (CDPL)
ü V = 5% đối với các trường hợp quy định tại (CDPL)
ü V = 10% đối với các trường hợp quy định tại (CDPL)
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉