Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

15Th3 - by admin - 0 - In TIN TỨC
Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

Để đảm bảo việc kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng, Ngày 06/4, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 03/2011/TT-BXD về việc hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2011 và thay thế Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008  của Bộ Xây dựng hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; Điều 5, Điều 6 Thông tư số 22/2009/TT-BXD  ngày 06/7/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng; điểm b khoản 2 Điều 4 và Điều 8 Thông tư số 35/2009/TT-BXD.

Các công trình đang được thực hiện chứng nhận theo quy định của Thông tư 16/2008/TT-BXD vẫn tiếp tục được thực hiện theo quy định của Thông tư  số 16/2008TT-BXD.

Hưởng ứng thông tư này của Bộ xây dựng – ITVC Toàn Cầu là tự hào là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là chứng nhận chất lượng phù hợp) là việc đánh giá, xác nhận chất lượng công trình hoặc hạng mục, bộ phận công trình xây dựng phù hợp với thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công trình.

Nội dung kiểm tra, chứng nhận bao gồm:

a. Kiểm tra công tác quản lý chất lượng:

–       Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của các chủ thể tham gia xây dựng công trình có liên quan;

–       Trình tự, thủ tục về lập, phê duyệt dự án đầu tư, quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư;

–       Trình tự, thủ tục về thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu hồ sơ khảo sát, thiết kế;

–       Các chứng chỉ chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị; kết quả thí nghiệm vật liệu, kết quả thí nghiệm kiểm định, phúc tra (nếu có); biên bản nghiệm thu công việc, giai đoạn và hoàn thành công trình.

b. Kiểm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật:

–       Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng so với tiêu chuẩn khảo sát và nhiệm vụ khảo sát;

–       Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước, 1 bước) so với yêu cầu thiết kế, điều kiện địa chất, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho công trình.

c. Kiểm tra chất lượng thi công xây dựng:

–       Kiểm tra bản vẽ thi công xây dựng công trình được chủ đầu tư phê duyệt;

–       Kiểm tra trực tiếp, đánh giá chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị, sản phẩm đúc sẵn được sử dụng cho công trình;

–       Kiểm tra chất lượng thi công xây dựng bộ phận công trình, hạng mục công trình, đánh giá sự phù hợp chất lượng so với thiết kế được duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;

–       Kiểm tra chất lượng thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật của công trình, đánh giá sự phù hợp chất lượng so với thiết kế được duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;

–       Kiểm tra, chứng kiến thử tải, vận hành thử công trình, hạng mục công trình được chứng nhận;

–       Kiểm tra các số liệu và kết quả quan trắc và biểu hiện bên ngoài của kết cấu;

–       Đối với trường hợp chứng nhận an toàn chịu lực thì đối tượng kiểm tra chỉ tập trung vào bộ phận công trình, kết cấu chịu lực khi bị phá hoại có thể gây thảm họa.


Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉