Bản vẽ kết cấu bể phốt

Bản vẽ kết cấu bể phốt

+ Tham gia nhóm Zalo chia sẻ tài liệu
+ Zalo hỗ trợ 0912.07.64.66 bạn cần tìm tài liệu gì nhắn tin zalo này
+ Xem thêm: Mẫu kiến trúc công trình nhà ở, quán cà phê, chung cư, biệt thự


Ngắm nhìn các mô hình bể tự hoại 3 ngăn cải tiến theo tiêu chuẩn cùng các các tài liệu cần thiết như bản vẽ thiết kế File CAD, kỹ thuật xây dựng, cách tính toán, kết cấu bể phốt 3 ngăn cho một hộ gia đình. Tải bản vẽ mẫu autocad bể phốt miễn phí

Một số kết cấu bể phốt 3 ngăn cơ bản mà chúng ta cần biết đó là:

– Bể tự hoại 3 ngăn gồm có 1 ngăn chứa và 2 ngăn lắng hoặc 1 ngăn chứa, 1 ngăn lắng và 1 ngăn lọc. Thường được xây dựng gần nhà hay ở dưới nền nhà nơi có nguồn nước có sẵn.

– Ngăn chứa: Chiếm tối thiểu là 1/2 tổng diện tích bể tự hoại.

– Ngăn lắng – Ngăn lọc: Mỗi ngăn chiếm 1/4 tổng diện tích còn lại.

– Để giúp cho việc bảo dưỡng bể được dễ dàng thì các kỹ sư xây dựng sẽ để nắm 3 ống phi 110 để dễ dàng hút bể phốt định kỳ cho công trình sau này.

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn như sau:

Chất thải được đưa tới từ các đường ống dẫn chất thải được thu gom lại xả trực tiếp vào bể chứa. Các chất thải hydro cacbon, đạm, chất béo… được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và các loại nấm men trong bể phốt làm giảm bớt mùi hôi, giảm bớt thể tích chuyển hóa thành dần thành bùn cặn.

Trong bể chất không tan sẽ chuyển dần thành chất tan đi tiếp qua bể lắng 1, bể lắng 2 và ra ngoài hoặc chuyển thành chất khí như CH4, Co2, H2S, NH3… Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chuyển hóa này là nhiệt độ, lưu lượng dòng nước thải, thời gian lưu nước, tải trọng chất bẩn, dinh dưỡng người sử dụng, cấu tạo bể…

Tiếp theo các có ống dẫn nước dẫn các chất còn lơ lửng trong nước của bể chứa sẽ chảy qua bể lắng 1 và bể lắng 2 để tiếp tục chờ lắng các chất thải còn lại.

Tại bể lắng sẽ có đường ống dẫn nước đã được xử lý ra bên ngoài hoặc để ngấm xuống đất hoặc sử dụng làm nước tưới cho cây rất tốt.

Bản vẽ thiết kế bể tự hoại 3 ngăn:

Để bể phốt tự hoại hoạt động tốt nhất thì bạn nên xem kích thước tiêu chuẩn tối thiểu để hầm tự hoại hoạt động tốt nhất tương ứng với số người trong gia đình, lưu lượng chất thải trong ngày/người của nhà vệ sinh của nhà mình.

Cách làm bể tự hoại 3 ngăn cần phải chú ý:

– Chiều sâu từ lớp nước trong bể tính từ đáy bể tới mặt nước không được thấp hơn 1,2 mét.

– Chiều rộng hay đường kính của bể thấp nhất là 0,7 mét. Nếu bể là hình chữ nhật thì tỷ lệ chiều dài và rộng của bể là 3:1.

– Nếu lưu lượng nước thải lớn hơn 10m3/ngày và dưới 20m3/ngày thì nên xây bể 3 ngăn.

– Đáy bể đổ bằng tấm đan bê tông cốt thép  mác 200, độ dày tối thiểu là 150mm.

– Thành của bể được xây bằng gạch, để bê tông cốt thép được đúc sẵn hoặc bê tông đổ tại chỗ hoặc được chế tạo bằng vật liệu Composite, HDPE…

Chú ý: Bể tự hoại 3 ngăn nói riêng và tất cả các loại bể phốt tự hoại khác đề cần đảm bảo cần phải được kín, khít không bị các tác động bên ngoài vào như ngấm nước ngầm, đáy bể bị biến dạng do móng không được đảm bảo an toàn về mặt kết cấu.

Kỹ thuật xây dựng bể phốt 3 ngăn:

Đối với bể tự hoại xây bằng gạch:

Phải xây bằng tường đôi (220mm) hoặc dày hơn, xếp gạch một hàng dọc lại một hàng ngang, xây bằng gạch đặc mác 75 và vữa xi măng cát vàng mác 75, mạch vữa phải no, dày đều, miết kỹ.

Cả mặt trong và mặt ngoài bể được trát vữa xi măng cát vàng mác 75, dày 20mm, chia làm 2 lớp: lớp đầu dày 10mm có khía bay, lớp ngoài dày 10mm, trát vữa phải miết kỹ, ngoài cùng đánh màu xi măng nguyên chất chống thấm (toàn bộ chiều cao bể và mặt trong đáy bể.

Tại các góc bể (giữa thành với thành bể và giữa thành với đáy bể) phải trát nguýt góc. Đặt các tấm lưới thép 10x10mm chống nút và chống thấm vào trong lớp vữa trong khi trát mặt trong tường bể, một phần lưới nằm trên đáy bể ít nhất 200mm.

Nếu mực nước ngầm cao, phải chèn thêm ít nhất một lớp đất sét dày ít nhất 100mm xung quanh bể. Đáy bể phải được làm bằng bê tông cốt thép, đổ liền khối với dầm bao quanh chu vi bể ở chân tường, chiều cao tối thiểu 100mm để chống thấm.

Đối với bể tự hoại bằng bê tông cốt thép đúc sẵn toàn khối:

Tại các vị trí nắp bể và ống qua các bể dẫn nước thải và ra khỏi bể, phải có gioăng kín làm bằng cao su chịu nước hoặc chất dẻo.

Các ống dẫn nước vào, ra và giữa các ngăn:

phải được đặt so le nhau để quãng đường nước chảy trong bể dài nhất, tránh hiện tượng chảy tắt. Tốt nhất đoạn ống dẫn nước thải trước khi vào bể chứa nên đặt nằm ngang, độ dốc ~ 2%, chiều dài không quá 12m.

Ống dẫn phân vào và ra khỏi bể có lắp ống hình chữ T, đường kính tối thiểu 100mm, đầu trên của tê cao hơn mặt nước, đầu dưới ngập cách mặt nước 400mm để tránh lớp váng trên bề mặt bể. Cốt đáy ống vào cao hơn đáy ống ra ít nhất 50mm.

Các ngăn bể được thông với nhau bằng các ống dẫn nước, làm bằng cút chữ L ngược đường kính tối thiểu 100mm hoặc để các lỗ trên vách ngăn,  kích thước tối thiểu 200x200mm. Cút hoặc lỗ thông phải cách đáy bể không dưới 500mm và cách mặt nước không dưới 300mm.

Mô hình bể tự hoại 3 ngăn bằng hình ảnh

Bạn có thể tự tay xây dựng bể tự hoại 3 ngăn cho gia đình mình qua những bản vẽ chúng tôi cung cấp hoặc cũng có thể mua trực tiếp tại các doanh nghiệp đang sản xuất cung cấp các dạng bể phốt cải tiến theo quy trình công nghiệp. Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi thu thập được.

mô hình thiết kế bể phốt 3 ngăn

Bể phốt 3 ngăn


Phí tải tài liệu: 50.000đ
Bước 1: Chuyển khoản phí tải vào stk dưới và gửi hình ảnh sau chuyển khoản vào Zalo 0912.07.64.66 để xác nhận.
http://hosoxaydung.vn/
Bước 2: Copy link tài liệu này trên thanh địa chỉ gửi vào Zalo 0912.07.64.66 để nhận tài liệu.
Cách khác: Đăng kí tài khoản VIP tải miễn phí 1 năm và vào group nhận tài liệu mới mỗi ngày là 500K qua Zalo 0912.07.64.66.
Ghi chú: Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo và nghiên cứu. Mình xin chút phí để duy trì việc chia sẻ tài liệu thường xuyên. Bạn thông cảm nếu việc này làm bạn khó chịu.


Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉